Gia Lai: Trên 450 đại biểu nghe quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 28-11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu chính Hội trường 2-9. Ảnh: Anh Huy

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu chính Hội trường 2-9. Ảnh: Anh Huy

Tại Gia Lai, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đại Thắng chủ trì ở điểm cầu chính Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Hội nghị kết nối đến 17 điểm cầu cấp huyện với đại biểu tham dự là lãnh đạo UBND và công chức được phân công phụ trách theo dõi dân chủ cơ sở cấp xã, cấp huyện.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo viên của Bộ Nội vụ phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4, ngày 10-11-2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023. Luật ra đời nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Nhân dân là người chủ của đất nước. Đồng thời bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 91 điều thuộc 6 chương (Những quy định chung; Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị; Thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động; Tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Điều khoản thi hành) quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cụ thể hóa đầy đủ phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” với những quy định cụ thể về nội dung, hình thức công khai để dân biết, dân tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát,...

Tại hội nghị, báo cáo viên của Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã quán triệt Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14-8-2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16-8-2023 của Chính phủ Về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; và một số văn bản liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Sáng 5-5, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2025.

Xây dựng Gia Lai ngày càng văn minh, giàu bản sắc

Xây dựng Gia Lai ngày càng văn minh, giàu bản sắc

(GLO)- L.T.S: 50 năm không phải là thời gian dài trong lịch sử dân tộc nhưng là một dấu mốc quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò và đóng góp của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.