Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh liên kết, hợp tác để phát triển bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi tổng kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2003-2016, tỉnh Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ký kết các thỏa thuận về hợp tác phát triển giai đoạn 2017-2020 trên nhiều lĩnh vực. Điều này sẽ giúp Gia Lai có thêm nguồn lực phát triển bền vững, mở ra nhiều triển vọng trong thời gian tới.

Những kết quả nổi bật

Theo ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: 3 năm qua, UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 6 dự án của các nhà đầu tư đến từ TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn 2.546 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có đến 19 dự án điện gió do 12 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư với tổng công suất 1.962,8 MW, tổng diện tích đất khảo sát trên 28.790 ha.

Trong đó, 1 dự án đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, phê duyệt chủ trương đầu tư và đang triển khai các thủ tục để tiến hành đầu tư xây dựng; 2 dự án đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 và được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư; 13 dự án đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch; 3 dự án được cho phép khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ bổ sung quy hoạch.

Ngoài ra, có 6 dự án điện mặt trời của 3 nhà đầu tư đến từ TP. Hồ Chí Minh (trong đó, 1 dự án đã đưa vào vận hành giai đoạn 1, tiếp tục thi công giai đoạn 2; 5 dự án đã hoàn thành công tác khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch).

Công nhân Công ty cổ phần Đầu tư Năng lượng tái tạo Licogi 16 Gia Lai triển khai lắp đặt những tấm pin năng lượng mặt trời. Ảnh: Minh Triều
Công nhân Công ty cổ phần Đầu tư Năng lượng tái tạo Licogi 16 Gia Lai triển khai lắp đặt những tấm pin năng lượng mặt trời. Ảnh: Minh Triều


Đặc biệt, trong giai đoạn hợp tác này, Sở Y tế 2 địa phương đã ký kết bản ghi nhớ về hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám-chữa bệnh. Ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai-cho biết: Trên cơ sở hợp tác, các đơn vị y tế trong tỉnh đã cử 43 bác sĩ, 17 điều dưỡng của các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố đi học tập, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn tại một số bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh. Các bệnh viện TP. Hồ Chí Minh cũng đã cử bác sĩ có chuyên môn vững vàng về tập huấn, đào tạo, “cầm tay chỉ việc” và chuyển giao kỹ thuật theo nhu cầu thực tế tại các cơ sở y tế ở Gia Lai.

“Thời gian tới, hai bên tiếp tục triển khai chương trình hợp tác này dưới nhiều hình thức nhằm từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh; hỗ trợ triển khai kỹ thuật chuyên sâu, đào tạo nguồn nhân lực y tế cho Gia Lai nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn, góp phần giảm tải đối với tuyến trên”-Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai cho hay.

Cùng với đó, Gia Lai còn tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh. Qua đó, các doanh nghiệp Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh có cơ hội kết nối, phối hợp tạo nguồn hàng đa dạng, phong phú, thiết kế các kênh phân phối, giới thiệu, tiêu thụ những sản phẩm đặc trưng của Gia Lai, nhất là các sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh.

Đồng thời, doanh nghiệp Gia Lai cũng tiếp cận nguồn hàng từ TP. Hồ Chí Minh thông qua các kênh tư vấn, giới thiệu và áp dụng các biện pháp xúc tiến thương mại, tăng cường công tác hậu mãi; chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp phát triển mạng lưới bán lẻ hệ thống siêu thị tại TP. Pleiku và huyện Chư Sê; đầu tư kho xăng dầu tại Gia Lai, tổ chức các chương trình kích cầu, đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại…

Ngoài ra, chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh ta với Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh) trên các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh… cũng đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tạo mọi điều kiện triển khai các dự án  

Ông Nguyễn Minh Tuấn-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Năng lượng tái tạo Licogi 16 Gia Lai-khẳng định: Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành và huyện Krông Pa, Dự án Nhà máy Điện mặt trời Chư Ngọc-EVNLicogi 16, giai đoạn 1 có công suất 15 MWp đã hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 6-2019. Đồng thời, cũng từ sự hỗ trợ này, dự án giai đoạn 2, công suất 40 MWp trên diện tích 48 ha tại xã Chư Ngọc đã được Bộ Công thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016-2025, UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và sẽ triển khai trong năm 2022.

Dự án Nhà máy Điện mặt trời Chư Ngọc-EVN Licogi 16, giai đoạn 1 có công suất 15 MWp của doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 6-2019. Ảnh: Minh Triều
Dự án Nhà máy Điện mặt trời Chư Ngọc-EVN Licogi 16, giai đoạn 1 có công suất 15 MWp của doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 6-2019. Ảnh: Minh Triều
Giai đoạn 2003-2016, có 20 doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh triển khai 21 dự án tại Gia Lai với tổng vốn đăng ký 1.740 tỷ đồng trên các lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thủy điện, khu dân cư, bán lẻ, khai thác khoáng sản. Tương tự, Gia Lai cũng có 3 doanh nghiệp triển khai 18 dự án đầu tư trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với tổng số vốn đăng ký 16.012 tỷ đồng, tập trung ở các lĩnh vực cao ốc, văn phòng và căn hộ.

“Các công văn, thủ tục, hồ sơ dự án đầu tư được các sở ngành, địa phương hỗ trợ tối đa để doanh nghiệp hoàn thiện sớm hơn quy định. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ thôn, xã cho đến các ban ngành của huyện mà dự án triển khai thi công kịp tiến độ. Nhờ vậy, dự án giai đoạn 1 đã hoàn thành và đi vào hoạt động sớm hơn so với kế hoạch. Ngoài việc tiếp tục triển khai Dự án giai đoạn 2, chúng tôi đang có kế hoạch đầu tư một số dự án khác trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến”-ông Tuấn thông tin.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Quang Huy-Chỉ huy trưởng Dự án, Công ty cổ phần Phong điện HBRE Gia Lai-cho biết: Dự án điện gió do Công ty làm chủ đầu tư với công suất 50 MW, tổng vốn đầu tư trên 1.800 tỷ đồng đang khẩn trương thi công tại xã Ia Phìn (huyện Chư Prông). Dự kiến đầu tháng 6, các thiết bị điện gió sẽ được vận chuyển từ Cảng Quy Nhơn về đến công trình và sẽ tiến hành lắp đặt để đưa vào vận hành phát điện trong tháng 10 tới.

“Chúng tôi ghi nhận sự hỗ trợ rất lớn của tỉnh, các sở, ngành, địa phương trong việc hoàn thành hồ sơ, thủ tục để Dự án triển khai thi công sớm hơn quy định. Một số vướng mắc của Dự án về công tác đường giao thông, đường dây điện hay công tác đền bù giải phóng mặt bằng đều được địa phương hỗ trợ xử lý kịp thời. Đến nay, Dự án gần như hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công đúng tiến độ”-ông Huy nói.

Theo ông Huy, một dự án đến đầu tư trên địa bàn ngoài khoản thuế từ doanh thu phát điện mỗi năm, Dự án còn tạo việc làm cho 150 lao động địa phương trong giai đoạn xây dựng. Ông Kpă Lớp (làng Bạc 2, xã Ia Phìn) cho biết: Gia đình ông gồm 4 miệng ăn, chỉ sống dựa vào 3 sào cà phê và 1 khoảnh ruộng nhỏ, chạy ăn từng bữa nhưng luôn “thiếu trước, hụt sau”. Khi Dự án triển khai tại xã, ông xin vào làm công nhân lắp các trụ đường dây 110 kV. Công việc ổn định với thu nhập hơn 9 triệu đồng/tháng đã giúp gia đình ông bớt khó khăn.

Trao đổi với P.V về kế hoạch hợp tác trong giai đoạn 2021-2025, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hồ Phước Thành cho biết sẽ tiếp tục mở rộng việc kêu gọi đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đầu tư vào địa bàn tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội, đẩy mạnh hợp tác toàn diện trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, tìm kiếm nguồn hàng ổn định, đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương, thông tin thị trường, tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh, các mặt hàng, thế mạnh của địa phương. Tập trung ưu tiên hỗ trợ các mặt hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hướng đến xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản, đặc sản ở từng địa phương, vùng, miền...

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm: Với nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, kết nối đầu tư với một số địa phương, trong đó có TP. Hồ Chí Minh, sắp tới sẽ có hàng loạt doanh nghiệp có thực lực mạnh sẽ đầu tư vào tỉnh như: Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Tập đoàn Golf Long Thành, Công ty cổ phần Tập đoàn Alphanam, Công ty TNHH Phú Thái Holdings, Công ty cổ phần Eurowindow Holding, Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam, Tập đoàn Trường Hải…

“Điều này giúp tỉnh định hình phát triển kinh tế theo hướng toàn diện ở các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI cũng đã xác định một số chương trình trọng tâm, đó là đẩy mạnh thu hút các nguồn lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) và du lịch nhằm phát huy hết các nguồn lực phục vụ cho đầu tư phát triển”-ông Thành nhận định.
 

MINH TRIỀU
 

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này