Gia Lai tổng kết Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 2-12, tại TP. Pleiku, Chi Cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2017-2020. Tham dự hội nghị có đại diện các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố và cán bộ phụ trách công tác dân số trên địa bàn tỉnh.

 Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Ngọc Lân-Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình-thông tin: Mục tiêu của Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh là khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS), tiến tới đưa TSGTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên (106,2 nam/100 nữ) trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê chuyên ngành dân số, TSGTKS năm 2019 của tỉnh đã giảm 3,3 điểm phần trăm so với năm 2017 và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Về cơ bản, TSGTKS của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh dao động từ 105-109 nam/100 nữ; có sự tăng, giảm không đồng đều qua các năm.

Gia Lai là tỉnh có mức sinh cao, sự chênh lệch TSGTKS theo vùng diễn ra khá rõ rệt nhưng tổng quát trên phạm vi toàn tỉnh thì TSGTKS ở mức an toàn. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh phấn đấu khống chế thành công tốc độ gia tăng TSGTKS; đưa TSGTKS về mức cân bằng 103-105 nam/100 nữ.

Hội nghị đã ghi nhận một số tham luận của các đơn vị, ngành và dành nhiều thời gian chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình nói chung, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng. Trong đó, một số đề xuất cụ thể như: Đối với Bộ Y tế cần quan tâm bố trí thêm kinh phí cho các dự án thuộc ngành dân số tại cơ sở trong chương trình mục tiêu quốc gia y tế-dân số; đề nghị Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cung cấp các sản phẩm truyền thông mẫu có nội dung phù hợp để nhân bản và cấp phát cho cơ sở.

Đối với UBND tỉnh, cấp huyện căn cứ vào tình hình thực tế chỉ đạo ngành Y tế tiếp tục tham mưu, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2015; kiểm soát tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi; đưa TSGTKS về mức cân bằng. Cân đối, bổ sung kinh phí hàng năm hợp lý và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của kế hoạch triển khai đề án tại địa phương.

NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, huyết áp cao, béo phì và căng thẳng. Để tránh rắc rối trong “chuyện ấy“, nam giới cần duy trì một lối sống lành mạnh bên cạnh chế độ ăn uống khoa học.
4 triệu chứng hậu Covid thường xảy ra ở phụ nữ nhất

4 triệu chứng hậu Covid thường xảy ra ở phụ nữ nhất

Số người bị di chứng hậu Covid đang tiếp tục tăng. Khi số trường hợp này tăng lên, các nhà khoa học lại cố gắng tìm hiểu về thời gian Covid ảnh hưởng đến cơ thể. Và cả việc nó ảnh hưởng đến nam và nữ khác nhau như thế nào, theo nhật báo Anh Express.
Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse điều trị vô sinh

Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse điều trị vô sinh

Bệnh viện (BV) Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse trong điều trị vô sinh, giúp tăng cơ hội chuyển phôi thành công và sinh con khỏe mạnh. Chuyên viên phôi học thao tác trên hệ thống nuôi cấy và theo dõi phôi tự động Timelapse
Cà rốt tốt cho sức khỏe nam giới

Cà rốt tốt cho sức khỏe nam giới

Cà rốt có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản của phái mạnh. Đó là nhờ cà rốt chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như carotenoid, chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa.