Gia Lai: Tổng duyệt chương trình Lễ khai giảng năm học mới 2021-2022

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 4-9, tại Trường THPT chuyên Hùng Vương, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tổ chức tổng duyệt chương trình Lễ khai giảng năm học mới 2021-2022. 
Theo đó, chương trình chính thức sẽ diễn ra từ 7 giờ đến 7 giờ 35 phút ngày 5-9 và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh. 
Chương trình Lễ khai giảng chung sẽ gồm các nội dung: chào cờ, hát Quốc ca; tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; đọc thư của Chủ tịch nước, thư của Chủ tịch tỉnh ngành Giáo dục và Đào tạo nhân ngày khai trường; công bố Quyết định tặng học bổng Nay Der cho học sinh đạt thành tích cao trong năm học 2020-2021; đại diện Viettel Gia Lai trao học bổng “Vì em hiếu học” cho học sinh nghèo vượt khó; đánh trống khai trường, tuyên bố năm học mới bắt đầu. 
Sau chương trình truyền hình trực tiếp Lễ khai giảng chung toàn tỉnh kết thúc, các cơ sở giáo dục sẽ tiếp tục triển khai phần còn lại của nhà trường bằng hình thức trực tuyến hoặc thông qua mạng internet. Hiện nay, các trường cũng đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết về hạ tầng kỹ thuật để buổi lễ khai giảng năm học mới diễn ra thành công, đảm bảo an toàn phòng dịch.
Dưới đây là một số hình ảnh chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới:
1- Quang cảnh tổng duyệt chương trình Lễ khai giảng năm học 2021-2022. Ảnh: Lê Thu.
Quang cảnh tổng duyệt chương trình Lễ khai giảng năm học 2021-2022. Ảnh: Lê Thu
2- Đội ngũ biên tập viên, quay phim của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai tác nghiệp tại buổi tổng duyệt. Ảnh: Lê Thu.
Đội ngũ biên tập viên, quay phim của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai tác nghiệp tại buổi tổng duyệt. Ảnh: Lê Thu
 
4- Trường THPT chuyên Hùng Vương bố trí khu vực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn để đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19 tại buổi tổng duyệt. Ảnh: Hồ Anh Tiến.
Trường THPT chuyên Hùng Vương bố trí khu vực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn để đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19 tại buổi tổng duyệt. Ảnh: Hồ Anh Tiến
 
6- Ngày 4-9, Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Đak Đoa) đã hoàn tất việc kiểm tra đường truyền và trang thiết bị kỹ thuật, sẵn sàng cho lễ khai giảng trực tuyến vào sáng 5-9. Ảnh: Tiến Tùng.
Ngày 4-9, Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Đak Đoa) đã hoàn tất việc kiểm tra đường truyền và trang thiết bị kỹ thuật, sẵn sàng cho lễ khai giảng trực tuyến vào sáng 5-9. Ảnh: Tiến Tùng
7- Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (xã Ia Krai, huyện Ia Grai) đã hoàn tất các khâu chuẩn bị cần thiết cho lễ khai giảng “đặc biệt”. Ảnh: Trần Văn Chương.
Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (xã Ia Krai, huyện Ia Grai) đã hoàn tất các khâu chuẩn bị cần thiết cho lễ khai giảng “đặc biệt”. Ảnh: Trần Văn Chương
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.