Gia Lai tập trung ngăn chặn dịch tả heo châu Phi tái phát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước tình hình dịch tả heo châu Phi xuất hiện trở lại tại thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đang triển khai các biện pháp khẩn cấp nhằm khoanh vùng dập dịch, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Tiêu hủy heo mắc bệnh chết. Ảnh: Nguyễn Diệp
Tiêu hủy heo mắc bệnh chết. Ảnh: Nguyễn Diệp

Từ ngày 13 đến 16-9, tại phường Hòa Bình và phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa) có 64 con heo bị dịch tả heo châu Phi. Ông Trần Đức Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ayun Pa-cho biết: “Kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm của Chi cục Thú y vùng V khẳng định số heo trên dương tính với bệnh dịch tả heo châu Phi”.

Trước đó, ngày 9-9, tại xã Ia Trok (huyện Ia Pa), giáp ranh phường Cheo Reo, dịch tả heo châu Phi cũng bất ngờ tái phát. Để giảm thiểu thiệt hại cũng như hạn chế lây lan dịch bệnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ayun Pa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêu độc khử trùng; tăng cường kiểm soát các cơ sở giết mổ, không để sản phẩm chưa qua kiểm dịch và không rõ nguồn gốc xâm nhập vào chợ Bình Lợi vat chợ trung tâm thị xã. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển heo và sản phẩm từ heo ra vào địa bàn thị xã.

Tại huyện Ia Pa, ông Lê Văn Nguyên-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-thông tin: Trung tâm đã tổ chức tiêu độc, khử trùng trên địa bàn xã Ia Trok. Đồng thời, cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Đến nay đã qua hơn 20 ngày chưa phát sinh thêm heo bệnh. Hiện tại, đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương tập trung theo dõi cũng như triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch tả heo châu Phi tái phát tại các xã trên toàn huyện.


Ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-khuyến cáo: “Thời gian tới, các địa phương cần tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động triển khai phòng-chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Tổ chức tiêu độc, khử trùng và thực hiện công tác tái đàn đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đặc biệt, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra”.

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.