Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt quan điểm, định hướng, phát huy tinh thần “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không”, “5 đẩy mạnh, tăng cường” nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.

Cụ thể, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung nghiên cứu, phân tích những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời, quán triệt, quyết liệt triển khai thực hiện việc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tại cơ quan, đơn vị theo quan điểm, định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Thông báo số 434/TB-VPCP ngày 25-9-2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị chuyên đề về “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng DVCTT” của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

5-1.jpg
Đoàn viên phường Thống Nhất (TP. Pleiku) hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT mức độ 3, 4. Ảnh: Mộc Trà

Cùng với đó, nghiên cứu, tham mưu cho cấp có thẩm quyền xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu được giao.

Kịp thời thực hiện các giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai cung cấp, sử dụng DVCTT; đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện chuyển đổi số, nhất là việc cung cấp, sử dụng DVCTT trong các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; kịp thời động viên, khen thưởng các sáng kiến hay, cách làm mới, những tấm gương điển hình tiên tiến tại đơn vị, địa phương.

Mặt khác, nghiên cứu, rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền cắt giảm, đơn giản hóa tối đa các điều kiện kinh doanh; tuyệt đối không để phát sinh các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền, không đúng quy định; cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, tạo môi trường công khai, minh bạch, trong sạch để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... không mắc phải những sai phạm.

Tích cực phòng-chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo. Tham mưu phân cấp, phân quyền cho địa phương thực hiện các thủ tục hành chính theo hướng cấp nào làm tốt nhất thì giao, đặc biệt là cấp cơ sở gần dân nhất. Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa 50% thủ tục hành chính nội bộ và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính nội bộ. Chuyển đổi mạnh mẽ sang xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử.

4221e67d0c7ab724ee6b.jpg
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà

Ngoài ra, tập trung nâng cao chất lượng DVCTT bằng cách tổ chức rà soát, đánh giá lại, đổi mới cung cấp DVCTT, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với môi trường, người dùng, xanh hóa các dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết.

Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, thiết kế, cung cấp các DVCTT trên cơ sở cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, tái sử dụng dữ liệu, liên thông điện tử, bảo đảm người dân chỉ cung cấp thông tin, giấy tờ một lần cho cơ quan nhà nước và theo quy định của Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 5-4-2023 của Văn phòng Chính phủ về quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Thực hiện thành công các nhiệm vụ đến năm 2025, gồm: 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Hoàn thành cung cấp toàn bộ dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 sau khi bộ, ngành triển khai thực hiện.

Nghiên cứu, đánh giá, mở rộng việc cung cấp DVCTT đối với các dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích để hoàn thiện hệ sinh thái trên môi trường điện tử cho người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa các cấp; cung cấp các dịch vụ công phi địa giới hành chính, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong chuyển đổi số, nhất là các đối tượng yếu thế.

Song song với đó, đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 01/2023/TTVPCP của Văn phòng Chính phủ và hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông tại các văn bản liên quan nhằm nâng cao tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại đơn vị; phục vụ việc tái sử dụng hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu người dân chỉ phải cung cấp thông tin, giấy tờ một lần.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp những khó khăn vướng mắc, để hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật triển khai việc cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đảm bảo đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

(GLO)- Sáng 8-11, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai kế hoạch số 2597/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về thí điểm thực hiện sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.

Công nghệ nền tảng tạo đột phá trong phát triển kinh tế số, xã hội số

Công nghệ nền tảng tạo đột phá trong phát triển kinh tế số, xã hội số

(GLO)- Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành một công cụ quan trọng phục vụ cho đời sống, từ lĩnh vực hành chính công đến thương mại, y tế, nông nghiệp, tài chính, giải trí… Công nghệ này sẽ là nền tảng tạo bước đột phá để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số.

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.