Gia Lai: Tập huấn phòng-chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 12-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn triển khai các hoạt động phòng-chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt cho cán bộ chuyên trách tại tuyến xã, phường, thị trấn và cán bộ chuyên trách tại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.

Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Như Nguyện

Tại lớp tập huấn, các học viên được chuyên viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động phòng-chống đái tháo đường, các rối loạn do thiếu hụt i-ốt và các bệnh không lây nhiễm khác tại tuyến y tế huyện, xã. Hướng dẫn cách dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý đái tháo đường, các rối loạn do thiếu hụt i-ốt và các bệnh không lây nhiễm khác tại cộng đồng.

Hướng dẫn thực hành kiểm tra, giám sát tỷ lệ hộ sử dụng muối i-ốt, khám điều tra dịch tễ học đánh giá tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8-10 tuổi tại các trường tiểu học và xét nghiệm đường huyết. Ngoài ra, các học viên còn được hướng dẫn thực hành báo cáo, thống kê và quản lý bệnh không lây nhiễm trên phần mềm của Cục Y tế dự phòng triển khai.

Sau khi tập huấn, 100% học viên sẽ biết cách xây dựng kế hoạch, chẩn đoán, điều trị, dự phòng, phát hiện sớm, quản lý và sử dụng được phần mềm báo cáo bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng bao gồm các chương trình: Đái tháo đường, các rối loạn do thiếu hụt i-ốt...

Được biết, từ ngày 12-9 đến hết ngày 19-9-2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức 6 lớp tập huấn như trên cho 220 cán bộ chuyên trách làm công tác phòng-chống đái tháo đường, các rối loạn do thiếu hụt i-ốt tại tuyến xã, phường, thị trấn và 17 cán bộ chuyên trách tại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.

NHƯ NGUYỆN

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.