Gia Lai: Phát triển mới trên 5.700 hội viên phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 28-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị Ban chấp hành lần thứ 6, khóa XIV (mở rộng) sơ kết công tác hội-phong trào phụ nữ 6 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị phối hợp; lãnh đạo Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố.

Hội nghị đánh giá 1 số kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm, trọng tâm là các nội dung bám sát chủ đề năm 2023 và thực hiện khâu đột phá “Đồng hành xây dựng chi hội vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới”. Các cấp hội linh hoạt, sáng tạo triển khai các phong trào thi đua, nhiệm vụ trọng tâm, nhất là chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền và tổ chức nhiều hoạt động hướng tới các tầng lớp phụ nữ.

Trong 6 tháng, các cấp hội phát triển mới 5.713 hội viên, trong đó có 17 hội viên danh dự, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh hiện nay là gần 305.500 người.

Các mô hình, CLB hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế duy trì và hoạt động hiệu quả, trong đó trao hàng trăm phương tiện sinh kế gồm heo, bò, dê giống…, gần 10 ngàn cây giống với tổng trị giá gần 565 triệu đồng cho hội viên phụ nữ nghèo; xây mới, sửa chữa 22 mái ấm tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở với tổng số tiền gần 693 triệu đồng.

Các cấp hội phụ nữ đã trao hàng trăm mô hình sinh kế, hỗ trợ hội viên phụ nữ nghèo vươn lên phát triển kinh tế. Ảnh: Minh Châu

Các cấp hội phụ nữ đã trao hàng trăm mô hình sinh kế, hỗ trợ hội viên phụ nữ nghèo vươn lên phát triển kinh tế. Ảnh: Minh Châu

Tiếp tục hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, trong 6 tháng đầu năm, các cấp hội trồng mới trên 15.500 cây xanh các loại; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động, phần việc tham gia xây dựng nông thôn mới.

Để hỗ trợ phụ nữ phát triển, Hội LHPN các cấp phối hợp mở 27 lớp học nghề khuyến nông, dệt thổ cẩm, đào tạo năng lực phát triển du lịch cộng đồng, quản lý tài chính, tập huấn triển khai đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”... cho trên 1.000 hội viên phụ nữ.

Có 567 tin, bài, phóng sự, video về các phong trào thi đua và hoạt động Hội đăng tải trên báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, trang thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN Việt Nam… góp phần lan tỏa các điển hình tiên tiến, những mô hình hay của phụ nữ toàn tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong năm đầu đưa Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ vào cuộc sống, đồng thời đề xuất những giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. Các đại biểu cũng tham gia góp ý dự thảo báo cáo công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội LHPN các cấp 6 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ hoạt động 6 tháng cuối năm.

Ngoài ra, hội nghị tiến hành lấy phiếu tín nhiệm chức danh chủ chốt Hội LHPN tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.