Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản lấy ý kiến góp ý của tổ chức, đơn vị, cá nhân về dự thảo tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Theo đó, để có cơ sở tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2025-2030, Sở Y tế tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với hồ sơ dự thảo Nghị quyết (bao gồm dự thảo tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh) do đơn vị xây dựng.

2-2-3573.jpg
Sở Y tế Gia Lai đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030. Ảnh: Trần Đức

Cụ thể, Sở Y tế đề nghị Văn phòng UBND tỉnh đăng tải toàn văn dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến góp ý. Địa chỉ tiếp nhận ý kiến góp ý tại Sở Y tế tỉnh Gia Lai (số 09 Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) hoặc địa chỉ hộp thư công vụ: syt@gialai.gov.vn. Thời hạn đăng tải, góp ý trong 30 ngày, từ ngày 8-10 đến hết ngày 8-11-2024

Cùng với đó, Sở Y tế đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh; các đơn vị trực thuộc Sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham gia ý kiến bằng văn bản đối với dự thảo Nghị quyết nêu trên. Thời hạn lấy ý kiến từ ngày 8-10 đến ngày 8-11-2024. Văn bản tham gia góp ý gửi về Sở Y tế chậm nhất trong ngày 8-11-2024 để tổng hợp, chỉnh lý, gửi Sở Tư pháp thẩm định, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết và trình UBND tỉnh theo quy định.

Xem dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2025-2030, TẠI ĐÂY

Xem dự thảo Tờ trình của UBND tỉnh dự thảo Nghị quyết quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2025-2030, TẠI ĐÂY.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.