Gia Lai-Kon Tum “chia lửa” với chiến trường Điện Biên Phủ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thu Đông năm 1953, cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta càng ngày càng thu được những thắng lợi giòn giã. Để hòng cứu vãn tình thế, Raoul Salan được Pháp thay thế bằng viên Tổng chỉ huy thứ 7-tướng 4 sao Henri Navarre.

Ngay khi sang Đông Dương, Navarre đã vạch ra một kế hoạch mang tên mình với tham vọng sau 1 năm sẽ “lật ngược thế cờ”. Tại chiến trường Liên khu 5, Navarre mưu đồ mở chiến dịch Atlante gồm 3 bước: bước 1 từ Khánh Hòa đánh ra chiếm Phú Yên; bước 2 đổ bộ lên Quy Nhơn kết hợp với cánh quân từ Phú Yên đánh ra, từ An Khê đánh xuống chiếm Bình Định; bước 3 từ Bình Định đánh ra Quảng Nam, phối hợp Đà Nẵng đánh vào, Kon Tum đánh xuống, hợp điểm tại Quảng Ngãi chiếm trọn toàn bộ vùng tự do Liên khu 5, kết thúc chiến dịch.

Bấy giờ, lực lượng vũ trang Liên khu 5 chỉ có 2 trung đoàn chủ lực là 108 và 803. Nếu phân tán lực lượng để đối phó với các hướng tấn công của địch tức là ta sẽ bị sa vào thế bị động, sẽ bị lực lượng đông gấp nhiều lần của địch tiêu diệt. Sau khi phân tích tình hình, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu 5 dưới sự lãnh đạo của Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 5 Nguyễn Chánh chủ trương: Giao nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do cho các lực lượng địa phương, tập trung chủ lực mở cuộc tấn công lớn lên Tây Nguyên, kìm chân không cho lực lượng của địch rút đi nơi khác; phối hợp một cách nhịp nhàng và hiệu quả với chiến trường Điện Biên Phủ.

Thực hiện chủ trương chiến lược này, ngày 28-1-1954, quân ta mở màn Chiến dịch Tây Nguyên với điểm đột phá là cứ điểm Măng Đen. Đây là một cứ điểm kiên cố, án ngữ và kiểm soát một vùng rộng lớn ở Đông Bắc Kon Tum và miền Tây Quảng Ngãi. Cứ điểm Măng Đen bị tiêu diệt đã làm cho lực lượng địch ở thị xã Kon Tum hoang mang cực độ.

Thừa thắng, Trung đoàn 108 và 803 cấp tốc hành quân ra Bắc và Nam Kon Tum bao vây, cô lập thị xã, chia cắt Kon Tum với Gia Lai. Sau khi tiêu diệt 2 cụm cứ điểm Đăk Glei và Đăk Tô, ngày 7-2-1954, sau hơn 3 ngày anh dũng chiến đấu, quân ta đã tiến vào thị xã, làm chủ hoàn toàn tỉnh Kon Tum.

Lần đầu tiên một tỉnh được giải phóng trọn vẹn chỉ với 2 trung đoàn chủ lực. Tin chiến thắng lan nhanh làm nức lòng quân và dân. Đồng bào các dân tộc Gia Lai-Kon Tum hăng hái ủng hộ lương thực, thực phẩm; nô nức đi dân công hỏa tuyến với tinh thần “Một ngày bằng 20 năm”, “Tất cả để giải phóng Gia Lai”…

10 ngày sau giải phóng Kon Tum, 2 trung đoàn của ta bắt đầu hình thành thế trận bao vây, chia cắt An Khê với Pleiku, cô lập Gia Lai với Đắk Lắk và Bình Định. Tiếp đó, các cứ điểm Đak Đoa, Plei Hring bảo vệ vòng ngoài thị xã Pleiku; Tú Thủy, Cửu An bảo vệ vòng ngoài An Khê bị tiêu diệt càng làm cho lực lượng địch, bao gồm cả Binh đoàn cơ động 100 (GM100) được rút ở Triều Tiên về, lúc này đang đóng tại An Khê vô cùng hoang mang, dao động. Chiến dịch Atlante rơi vào thế bế tắc.

Tượng đài Chiến thắng Đak Pơ. Ảnh: HOÀNG QUỐC VĨNH

Tượng đài Chiến thắng Đak Pơ. Ảnh: HOÀNG QUỐC VĨNH

Giữa lúc đó, ngày 13-3-1954, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ mở màn. Thời cơ lớn đã đến! Với tinh thần “Tất cả cho Điện Biên Phủ toàn thắng”, đáp lời kêu gọi của Tư lệnh Nguyễn Chánh, bộ đội, dân công hỏa tuyến dũng cảm đạp bằng mọi khó khăn, anh dũng chiến đấu để “chia lửa” với chiến trường chính. Lúc này, để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, thêm 1 trung đoàn chủ lực của Liên khu 5 ra đời, đó là Trung đoàn 96 do nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 108 Nguyễn Minh Châu (sau này là Thượng tướng, Tư lệnh Quân khu 7) chỉ huy.

Trong lúc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đang trong những ngày hấp hối thì 2 căn cứ địch ở Đầu Đèo và Thượng An cũng bị tiêu diệt, khiến quân Pháp ở Pleiku, An Khê và GM100 rơi vào tình thế hoàn toàn bị cô lập.

Ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ. Trong trạng thái hoang mang cực độ, để tránh bị tiêu diệt, Bộ chỉ huy Pháp quyết định bỏ căn cứ An Khê rút về Pleiku. Tin trinh sát báo về, nhận định thời cơ tiêu diệt GM100 đã tới, Tư lệnh Nguyễn Chánh lệnh cho Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu động viên toàn lực lượng hành quân, bao vây tiêu diệt địch…

Sáng 24-6-1954, đoạn quốc lộ 19 từ An Khê đến dốc Đak Pơ đã diễn ra trận huyết chiến giữa Trung đoàn 96 và GM100. Quân ta với lực lượng nhỏ hơn địch nhiều lần (Trung đoàn 96 thiếu 1 tiểu đoàn) nhưng với tinh thần quả cảm đã áp sát quân địch tiến công mãnh liệt khiến phi pháo và không quân địch mất tác dụng. Kết quả, GM100 gần như bị xóa sổ với 700 lính chết, 1.200 lính bị bắt, trong đó có viên Đại tá chỉ huy GM100 Baroux cùng hàng trăm xe quân sự, hàng chục đại bác, quân trang, quân dụng.

Đòn sấm sét giáng vào GM100 đã khiến lực lượng cơ động chiến lược của địch trên địa bàn Liên khu 5 rệu rã, góp phần quan trọng vào việc bẻ gãy ý chí xâm lược của đế quốc Pháp, khiến chúng phải đặt bút ký Hiệp định Genève.

Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 với những thắng lợi giòn giã “chia lửa” với chiến trường Điện Biên Phủ, đặc biệt là trận tiêu diệt GM100 đồng thời cũng gắn liền với tên tuổi của Tư lệnh Nguyễn Chánh, người chỉ huy tài ba, người anh kính yêu của lực lượng vũ trang Liên khu 5 anh dũng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.