Gia Lai kết luận về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi bị kỷ luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 13-10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai ban hành Kết luận số 967-KL/TU về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi bị kỷ luật theo Thông báo số 20-TB/TW, ngày 8-9-2022 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW, ngày 20-9-2022 của Ban Tổ chức Trung ương.
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp ngày 12-10-2022, sau khi nghiên cứu, quán triệt Thông báo số 20-TB/TW, ngày 8-9-2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật và Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW, ngày 20-9-2022 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn Điểm 3, Thông báo số 20-TB/TW, ngày 8-9-2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật; Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết luận:
Việc bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi bị kỷ luật nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, thực hiện phương châm “có vào, có ra, có lên, có xuống” trong công tác cán bộ, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ bị kỷ luật có cơ hội sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; góp phần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng và chế độ.
Khuyến khích cán bộ lãnh đạo, quản lý bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định.
Việc bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức, miễn nhiệm thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và theo định hướng như sau: 
Cán bộ lãnh đạo, quản lý tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghi công tác thì cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ xem xét theo nguyện vọng: Cán bộ làm đơn gửi tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương nơi công tác (ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn; Ban Thường vụ các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Đảng ủy các xã, phường, thị trấn; lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi không có các tổ chức trên). Tập thê lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cán bộ công tác họp, cho ý kiến và gửi văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ (qua cơ quan tham mưu về công tác cán bộ). Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ xem xét, quyết định; các cơ quan chức năng thực hiện thủ tục theo quy định.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ xem xét, bố trí như sau:
Trường hợp thời gian công tác còn dưới 5 năm: Cán bộ là cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp do cấp có thẩm quyền cùng cấp theo phân cấp quản lý cán bộ xem xét, bố trí công tác phù hợp với từng trường hợp cụ thể: 
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền cùng cấp trao đổi với cán bộ bị kỷ luật; trao đổi với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cán bộ công tác về việc thực hiện chủ trương của Đảng (gồm cả trường hợp cán bộ bị kỷ luật là người đứng đầu). Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cán bộ công tác có trách nhiệm trao đổi với cán bộ bị kỷ luật; báo cáo tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cán bộ công tác để cho ý kiến và gửi văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ (qua cơ quan tham mưu về công tác cán bộ). Trên cơ sở ý kiến của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền cùng cấp lấy ý kiến (bằng văn bản) của Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cùng cấp, Ban Nội chính Tỉnh ủy (đối với cán bộ diện Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý) và các cấp ủy, tổ chức Đảng có liên quan; tổng hợp ý kiến các cơ quan, trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ xem xét, quyết định; các cơ quan chức năng thực hiện thủ tục theo quy định.
Các chức danh khác còn lại (gồm cả cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp dưới nhưng thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên) thì cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ xem xét, bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác lãnh đạo, quản lý), được giữ nguyên ngạch công chức đã được bổ nhiệm: Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền cùng cấp trao đổi với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cán bộ công tác về việc thực hiện chủ trương của Đảng. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cán bộ công tác có trách nhiệm trao đổi với cán bộ bị kỷ luật; báo cáo tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cán bộ công tác để cho ý kiến và gửi văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ (qua cơ quan tham mưu về công tác cán bộ). Trên cơ sở ý kiến của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền cùng cấp lấy ý kiến (bằng văn bản) của Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cùng cấp, Ban Nội chính Tỉnh ủy (đối với cán bộ diện Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý) và các cấp ủy, tổ chức Đảng có liên quan; tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ xem xét, quyết định; các cơ quan chức năng thực hiện thủ tục theo quy định.
Trường hợp thời gian công tác còn từ 5 năm trở lên: Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ xem xét, bố trí công tác theo nguyên tắc, trình tự như trường hợp có thời gian công tác còn dưới 5 năm được quy định trên đây.
Trường hợp cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật. Sau 24 tháng công tác ở vị trí mới, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kết luận này, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ban Thường vụ các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức quán triệt Thông báo số 20-TB/TW, ngày 8-9-2022 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW, ngày 20-9-2022 của Ban Tổ chức Trung ương và Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi bị kỷ luật ở các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương theo đúng quy định. 
T.Đ

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung thăm, tặng quà chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên phủ

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung thăm, tặng quà chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên phủ

(GLO)- Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (7-5-2024), sáng 3-5, Đoàn công tác của Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Rah Lan Chung đã đến thăm, tặng quà các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên phủ đang sinh sống trên địa bàn TP. Pleiku.