Gia Lai: Hơn 80 học viên được bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hóa phi vật thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 26-7, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.

Quang cảnh lễ khai mạc lớp bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hóa phi vật thể. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh lễ khai mạc lớp bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hóa phi vật thể. Ảnh: Lam Nguyên

Theo đó, từ ngày 26-7 đến 28-8, hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar tại các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ được chia thành 3 lớp bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hóa phi vật thể (mỗi lớp 10 ngày) để tham gia tập huấn gò chỉnh chiêng do Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Phạm Chí Khánh và nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền truyền dạy.

Các lớp bồi dưỡng được tổ chức nhằm cung cấp kiến thức chuyên môn về truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trình diễn dân gian cho nghệ nhân; đồng thời xây dựng tài liệu về cồng chiêng, làm cơ sở để truyền dạy cho các thế hệ trẻ người Bahnar, Jrai về cách chỉnh chiêng.

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung mong đợi hiệu quả từ các lớp bồi dưỡng trong việc bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Ảnh: Lam Nguyên

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung mong đợi hiệu quả từ các lớp bồi dưỡng trong việc bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung thông tin: Năm 2023, Sở đã mở lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 34 nghệ nhân dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Với mục đích giúp nhiều người hơn nữa được tiếp cận kỹ thuật chỉnh chiêng nhằm bảo tồn và lưu giữ kho tàng cồng chiêng trong cộng đồng, năm nay Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tiếp tục mở lớp.

“Tôi mong rằng các học viên sau khi hoàn thành lớp tập huấn sẽ truyền đạt lại kiến thức đã học đến cộng đồng nhằm thực hiện tốt việc bảo tồn, giữ gìn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình; cùng với đó sẵn sàng tham gia các hoạt động liên quan đến cồng chiêng tại địa phương, phục vụ cộng đồng”-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch kỳ vọng.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn viên xã Tuy Phước đang kiểm tra sách. Ảnh: Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tuy Phước

Xã Tuy Phước phát động xây dựng “Tủ sách hy vọng”

(GLO)- Từ ngày 20 đến 22-7, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tuy Phước (tỉnh Gia Lai) phát động xây dựng mô hình “Tủ sách hy vọng”. Đây là hoạt động nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 (dự kiến diễn ra trong tháng 8-2025).

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

(GLO)- Chồng tôi nhận quyết định chuyển công tác vào một sáng cuối tháng Năm, khi sương vẫn còn giăng mờ trên những con dốc quen thuộc của phố núi Pleiku. Tin anh phải xuống Quy Nhơn theo diện hợp nhất 2 tỉnh không bất ngờ.

Bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn đặt tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Phục chế ngai vàng triều Nguyễn: Trả lại nguyên trạng năm 2015, đảm bảo đúng tinh thần bảo vật quốc gia

(GLO)-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có văn bản chính thức góp ý kế hoạch phục chế ngai vua triều Nguyễn, bảo vật quốc gia bị phá hoại hồi tháng 5 - 2025 tại điện Thái Hòa, yêu cầu phục hồi hiện trạng "gần giống nhất" so với năm 2015, thời điểm hiện vật được lập hồ sơ công nhận.

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

(GLO)- Vở diễn Trò chơi của quỷ do Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Gia Lai) dàn dựng vừa giành huy chương đồng tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ V-năm 2025.

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

null