Pháp tài trợ 14 tỷ đồng cho Dự án "Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính phủ Pháp sẽ tài trợ 14 tỷ đồng trong 2 năm (2022-2024) cho Dự án “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam”. 

Dự án "Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam" tập trung vào ba lĩnh vực chính, gồm: tập huấn về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công tác trong ngành bảo tàng của Việt Nam; phát triển các chương trình đào tạo về "ngành nghề bảo tàng" tại các trường đại học ở Việt Nam; hỗ trợ xây dựng, thiết kế các dự án thí điểm trong bảo tồn di sản tại ba miền của Việt Nam gồm cải tạo Trung tâm du khách của Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), hỗ trợ cho Trung tâm Truyền thông và Giáo dục môi trường của Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm (Quảng Nam), thiết kế và thực hiện những chiếc "Hộp kể chuyện" di sản cho các bảo tàng (TP. Hồ Chí Minh).

dự án sẽ tổ chức ba khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ bảo tàng tại Thừa-Thiên Huế. Ảnh: Bảo tàng Cổ vật Huế
dự án sẽ tổ chức ba khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ bảo tàng tại Thừa-Thiên Huế. Ảnh: Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Dự án hướng đến mục tiêu cụ thể hóa các hoạt động hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức văn hóa Pháp và Việt Nam, nhằm phát huy, gìn giữ các di sản thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam.

Tại Thừa Thiên-Huế, dự án sẽ tổ chức ba khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ bảo tàng trên địa bàn tỉnh về các lĩnh vực như đón tiếp công chúng; truyền đạt nội dung và truyền thông; bảo tàng và phát triển bền vững; quản lý và bảo quản bộ sưu tập. 

Đồng thời, dự án cũng tổ chức các khóa học trực tuyến vào giữa năm 2023 nhằm củng cố các kiến thức của những khóa tập huấn trên và sẽ được chia sẻ rộng rãi đến toàn bộ cán bộ công tác tại các bảo tàng trên địa bàn tỉnh. 

Bên cạnh đó, sẽ có ba cán bộ đang công tác tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Huế và Trung tâm Văn hóa, thông tin và Thể thao thành phố Huế được mời tham gia chương trình tham quan thực địa trong vòng một tuần tại Pháp. Chương trình dự kiến tổ chức vào tháng 6/2023, để trao đổi chuyên môn với các bảo tàng lớn của Pháp.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.