Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho nghệ nhân Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 21-8, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 20 học viên là nghệ nhân trẻ người Bahnar đến từ 6 huyện và thị xã An Khê. Đây là hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong thời gian 12 ngày (từ 21-8 đến 1-9), các nghệ nhân Banhar được Nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc Phạm Chí Khánh (Nhà hát Tuồng Việt Nam), nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền-Ban nghiên cứu nghệ thuật (Viện Văn hóa-Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) tập huấn một số nội dung về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là kỹ năng chỉnh chiêng, vai trò của thang âm cồng chiêng, nguyên lý của việc chỉnh âm, cấu tạo các loại cồng chiêng; thực hành kỹ thuật gò chỉnh cồng chiêng; nhận diện từng loại thang âm cồng chiêng…

Quang cảnh lễ khai mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Quang cảnh lễ khai mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết, từ khi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản độc đáo này. Trong đó, ngành văn hóa đã tổ chức kiểm kê số lượng cồng chiêng trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức các liên hoan, lễ hội cồng chiêng từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Tỉnh Gia Lai 2 lần tổ chức Festival vào các năm 2009 và 2018; lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cho các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng và chỉnh chiêng giỏi của địa phương.

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền-Ban nghiên cứu nghệ thuật, Viện Văn hóa-Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền-Ban nghiên cứu nghệ thuật, Viện Văn hóa-Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hơn 10 năm qua, nhiều lớp tập huấn trình diễn cồng chiêng và chỉnh chiêng được tổ chức ở các cấp, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc cầm tay, chỉ việc, phụ thuộc vào kinh nghiệm của những nghệ nhân đi trước. Lớp tập huấn lần này được tổ chức theo phương pháp mới dưới sự hướng dẫn của các nhà nghiên cứu. Những kiến thức, kỹ năng được truyền đạt một cách có hệ thống, giúp nghệ nhân Bahnar áp dụng, thực hiện tốt việc bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là có thể truyền dạy lại cho cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Đinh Thị Như Thúy

Gương mặt thơ: Đinh Thị Như Thúy

(GLO)- Người gốc Huế, từng dạy học ở một huyện của tỉnh Đắk Lắk, giờ công tác tại Tạp chí Non Nước, TP. Đà Nẵng. Từ hơn 3 thập niên trước, Đinh Thị Như Thúy đã xuất hiện trên thi đàn bằng một giọng thơ lạ.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Nhớ mùa toóc rã rơm khô

Nồng nàn rơm rạ quê hương

(GLO)- Rơm rạ từ lâu đã là một trong những hình ảnh thân thương của mọi miền quê trên dải đất hình chữ S, gắn liền với người nông dân “một nắng hai sương”, “chân lấm tay bùn”.
Đôi điều về chuyện đọc thơ

Đôi điều về chuyện đọc thơ

(GLO)- Là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, tôi có cơ hội được tham gia một số đêm thơ-nhạc. Tại những đêm thơ-nhạc này, các bài thơ được thể hiện với nhiều hình thức như trình diễn, đọc, ngâm... của chính tác giả hoặc các nghệ sĩ.
Trái bóng tuổi thơ

Trái bóng tuổi thơ

(GLO)- Không hiểu sao lũ con trai quê tôi đều mê trái bóng. Cũng lạ, cái thời đất nước khó khăn, truyền thông vắng bóng, lũ nhỏ đâu biết gì nhiều về môn “thể thao vua”, ấy vậy mà trái bóng tròn luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Chơi cùng chiếc bóng

Chơi cùng chiếc bóng

Lần nào lục kho ảnh cũ tôi cũng khựng lại trước hai tấm hình. Một cảm giác vừa thân thương vừa bùi ngùi xót xa. Đó là bức ảnh chụp con gái đầu của tôi đang chơi đùa với chiếc bóng của mình qua vệt nắng hắt từ ô cửa sổ phòng trọ.
Bàn tay của bố

Bàn tay của bố

(GLO)- Mặc dù tôi không thích ca hát nhưng vẫn nhớ như in những câu trong bài “Bàn tay mẹ” (nhạc: Bùi Đình Thảo, thơ: Phạm Hữu Yên) mà cô giáo đã dạy: “Bàn tay mẹ bế chúng con/Bàn tay mẹ chăm chúng con”.

Ngày hội trường

Ngày hội trường

(GLO)- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi chia tay mái trường thân yêu. Có rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng tình yêu mà tôi dành cho bạn bè, thầy cô vẫn còn mãi. Để rồi hôm nay, nghe tiếng chuông điện thoại reo nhắc nhau về kế hoạch ngày hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, náo nức mong đợi.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, người làm báo cần kiên định lý tưởng, giá trị cao đẹp của nghề báo, tuân thủ nguyên tắc, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung.