Gia Lai: Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp tỉnh năm 2018.

Tham gia hội thi có 31 thí sinh là giảng viên chuyên trách và kiêm chức của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các huyện, thị xã, thành phố và Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Đây là những giảng viên lý luận chính trị xuất sắc của các đơn vị được chọn từ Hội thi Giảng viên lý luận chính trị cơ sở. Các thí sinh tham gia hội thi trải qua 3 phần thi gồm: soạn giáo án, giảng bài và trả lời câu hỏi của Ban giám khảo.

 

Trao giải nhất cho Thiếu tá Phạm Thanh Tùng (Đảng bộ Quân sự tỉnh). Ảnh: Đ.Y
Trao giải nhất cho Thiếu tá Phạm Thanh Tùng (Đảng bộ Quân sự tỉnh). Ảnh: Đ.Y

Đến với hội thi, thí sinh chọn lựa các bài giảng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới, chương trình sơ cấp lý luận chính trị và chương trình bồi dưỡng công tác Đảng cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở, các chương trình bồi dưỡng chuyên đề… với nhiều nội dung như: tăng cường quốc phòng-an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong lịch sử; giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới…

Với bài giảng “Những nội dung chủ yếu trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thí sinh Nguyễn Thị Thủy-giảng viên kiêm chức thuộc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Chư Prông đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, đưa ra những dẫn chứng hết sức cụ thể và sinh động khiến bài giảng có sức cuốn hút đối với mọi người. Đạt giải ba và giải phụ của Ban tổ chức (dành cho thí sinh giảng bài hay nhất), đồng thời được chọn là một trong 2 thí sinh tham gia Hội thi Giảng viên lý luận chính trị khu vực miền Trung-Tây Nguyên tại TP. Đà Nẵng trong thời gian tới, chị Thủy chia sẻ kinh nghiệm: “Để bài giảng lý luận chính trị cuốn hút người nghe thì cần nắm vững phương pháp nghiệp vụ sư phạm, đảm bảo tính logic, liên hệ thực tiễn mang tính thời sự sát với nội dung thì bài giảng mới sinh động”.

Công tác tại Ban Dân vận Thị ủy Ayun Pa, có kinh nghiệm nhiều năm là báo cáo viên giảng dạy lý luận chính trị trên địa bàn, thí sinh Đoàn Thị Thủy (đạt giải nhì tại hội thi) chia sẻ: “Thành tích đạt được là động lực tinh thần để tôi phấn đấu hơn nữa. Hội thi lần này giúp tôi học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, nhất là về phương pháp giảng dạy”. Theo thí sinh Đoàn Thị Thủy, là báo cáo viên giảng dạy lý luận chính trị thì phải nghiên cứu kỹ nội dung giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ bài giảng; đồng thời phải xác định đúng đối tượng để chuẩn bị nội dung phù hợp, liên hệ thực tế sát với nhiệm vụ, vai trò, chức năng của đơn vị cơ sở  sao cho qua mỗi bài giảng “truyền lửa” cho người nghe.

Là người đạt giải nhất tại hội thi, Thiếu tá Phạm Thanh Tùng-giảng viên kiêm chức Đảng bộ Quân sự tỉnh lựa chọn bài giảng “Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong lịch sử”. Với phong cách thuyết trình đĩnh đạc, tự tin, lôi cuốn, anh đã chuyển tải thành công nội dung bài giảng một cách dễ hiểu, phù hợp với đối tượng, gắn lý luận với thực tiễn, được Ban giám khảo đánh giá cao. Thiếu tá Phạm Thanh Tùng cho biết, đến với hội thi này, anh đã dành nhiều thời gian để chuẩn bị đề tài, sưu tầm tài liệu, thực hành bài giảng liên quan đến các đối tượng Đảng; đồng thời xin ý kiến phản hồi và điều chỉnh sao cho hoàn thiện nhất. Bên cạnh việc nghiên cứu, cập nhật thông tin, văn bản, nghị quyết mới, anh còn ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trình chiếu để bài giảng thêm phần phong phú, lôi cuốn. Thiếu tá Tùng chia sẻ: “Tôi chọn bài giảng về chủ đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân nhằm góp phần đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc. Nhưng nếu bài giảng chỉ rập khuôn theo báo cáo thì khó thuyết phục người nghe. Vì vậy, tôi vừa sử dụng phương pháp truyền thống vừa kết hợp phương pháp hỏi-đáp nhanh, có hình ảnh minh họa sinh động, có liên hệ thực tế, tạo hứng thú, lôi cuốn người nghe”.

 

Đồng chí Lê Phan Lương-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban tổ chức hội thi: “Thành công của hội thi mới chỉ là kết quả bước đầu. Điều quan trọng là sau hội thi, các thí sinh tiếp tục phấn đấu hơn nữa, không ngừng trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giảng dạy theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy. Trường Chính trị tỉnh cần tiếp tục phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp giảng dạy cho giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức tại các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, thị xã, thành phố để củng cố, kiện toàn, cập nhật kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng nhiệm vụ đề ra”. 

Theo đánh giá của Ban tổ chức hội thi, đa số thí sinh đã đầu tư, nghiên cứu, chuẩn bị giáo án kỹ lưỡng, các chuyên đề dự thi bám sát đề cương chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên cơ sở do Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn. Nhiều thí sinh thuyết giảng rất tự tin, lôi cuốn, làm chủ bài giảng, thoát ly giáo án và bình tĩnh, tự tin trong câu trả lời cho phần thi hỏi-đáp của Ban tổ chức và được Ban giám khảo đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo án chuẩn bị chưa chu đáo, liên hệ thực tiễn chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, chưa gắn lý luận với thực tiễn; bài giảng chưa đi vào trọng tâm của vấn đề, thiếu phương pháp, kỹ năng sư phạm; sử dụng máy chiếu chưa thật thành thạo; một số thí sinh chưa trả lời đúng trọng tâm câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.