Gia Lai: Hội Thảo chuyên đề những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 2-11, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề “Những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững”. Dự hội thảo có trên 50 đại biểu là lãnh đạo các bệnh viện công lập tại tỉnh; lãnh đạo và đại diện các khoa, phòng Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Tại hội thảo, các đại biểu nghe thạc sĩ Huỳnh Bảo Tuân-Giảng viên Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo về Quản trị doanh nghiệp trình bày nội dung: Thế nào là một bệnh viện phát triển bền vững.

z5991517481723-ce09fa2b231c1c9d025ae6a61ff18da1.jpg
Thạc sĩ Huỳnh Bảo Tuân-Giảng viên Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo về Quản trị doanh nghiệp trình bày nội dung: Thế nào là một bệnh viện phát triển bền vững. Ảnh: Như Nguyện

Theo thạc sĩ Tuân, thông thường thước đo phát triển của một bệnh viện được nhìn ở khía cạnh tài chính: tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng lượt khám bệnh, tăng lượt sử dụng kỹ thuật cao…Tuy nhiên, đó là những thước đo ngắn hạn, hôm nay có thể tăng trưởng ngày mai có thể không. Sự tăng trưởng có thể đến từ những yếu tố thiếu bền vững như quảng bá thu hút, hay dựa trên sức hút của một vài chuyên gia đầu ngành, hay thời cuộc may mắn nào đó (dịch bệnh gia tăng, bệnh viện công không mua được vật tư y tế, máy móc thiết bị của bệnh viện công hư hỏng không sửa được,…).

Muốn phát triển bền vững bệnh viện phải dựa trên sự liên tục phát triển năng lực chuyên môn chứ không phải dựa trên sự lóe sáng nhất thời nào đó. Nếu suy giảm năng lực khám chữa bệnh sẽ dẫn đến suy giảm bệnh nhân, kéo theo suy giảm nguồn nhân lực có chất lượng. Cứ thế, cái vòng lẩn quẩn dần dần làm cho một bệnh viện suy kiệt về tài chính-chết lâm sàng và phải được bơm vốn tái cấu trúc: bán cho người khác làm nếu là bệnh viện tư; thay ban giám đốc nếu là bệnh viện công. Đây là những bài toán “khó” cần phải giải được trong quản trị bệnh viện để phát triển bền vững.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, những vấn đề khó khăn vướng mắc trong quản trị tại các bệnh viện công, các giải pháp để bệnh viện công phát triển bền vững.

Trong bối cảnh tự chủ tài chính bệnh viện hiện nay và sự cạnh tranh với các bệnh viện tư nhân, nếu bệnh viện công không thay đổi tư duy, nêu cao tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, thu hút bệnh nhân… thì sẽ không tạo ra được nguồn thu trang trải cho các hoạt động bệnh viện và tái đầu tư, phát triển bệnh viện.

z5991157909476-4ffb4b78d4dec38c465d1f04f4cc22c0.jpg
Quang cảnh hội thảo chuyên đề “Những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững” tại TP. Pleiku ngày 2-11. Ảnh: Như Nguyện

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đề ra các giải pháp trong xây dựng, phát triển bệnh viện bền vững như: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong triển khai thực hiện các quy trình khám, chữa bệnh; thanh toán không dùng tiền mặt; khám, chữa bệnh từ xa.

Đồng thời rà soát giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà đối với người bệnh. Chủ động triển khai mua sắm, đấu thầu theo quy định; bảo đảm đủ thuốc, thiết bị y tế cho công tác khám bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Tiếp tục tăng cường hợp tác để trao đổi chuyên môn, kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong việc triển khai kỹ thuật mới, chuyên sâu; nghiên cứu và đào tạo nhân lực y tế góp phần nâng cao năng lực, chất lượng công tác khám, chữa bệnh của các bệnh viện công đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.