Gia Lai: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,09% xuống còn 8,11%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chiều 1-12, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), các đồng chí Tỉnh ủy viên: Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025; Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025 đồng chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Anh Huy

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Anh Huy

Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh và cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo các CTMTQG tỉnh giai đoạn 2021-2025; đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy và UBND cấp huyện, cấp xã cùng đại diện một số tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2023.

Bám sát chỉ tiêu, kế hoạch giảm nghèo của tỉnh, hàng năm, các huyện, thị xã, thành phố đã đề ra mục tiêu cụ thể, tổ chức cho hộ nghèo đăng ký và tập trung triển khai hỗ trợ giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Trong 3 năm (2021-2023), tỉnh đã phân bổ trên 400 tỷ đồng để thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững và đã giải ngân gần 115 tỷ đồng, nộp trả 7 tỷ đồng của Dự án 1- Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp do không triển khai kịp thời gian. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, tỉnh cũng thực hiện lồng ghép đầu tư từ các chương trình, dự án; triển khai thực hiện tốt các chính sách tín dụng, huy động đóng góp của người dân và các nguồn vốn hợp pháp khác để góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình trên địa bàn.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Anh Huy

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Anh Huy

Với nhiều giải pháp được triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 12,09% (cuối năm 2021) xuống còn 8,11% (cuối năm 2023); trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 25,58% (cuối năm 2021) xuống còn 17,05% (cuối năm 2023), đạt và vượt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân trên 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại hội nghị, các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận một số hạn chế: Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, số hộ nghèo, cận nghèo phát sinh hàng năm còn cao; cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở một số xã chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và hiện đại; kinh tế-xã hội ở một số xã và một số vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm phát triển; một bộ phận người dân vẫn còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước…

Các đại biểu đã thảo luận và thống nhất kế hoạch thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững năm 2024, cụ thể: Tỷ lệ hộ nghèo giảm ở mức 2%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%; riêng tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Kông Chro giảm 5,5%. Đồng thời đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ tiền ăn cho người học thuộc đối tượng thụ hưởng từ 30 ngàn đồng/người lên 50 ngàn đồng/người/ngày thực học; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành văn bản quy định rõ nhóm đối tượng “người lao động có thu nhập thấp”, bổ sung Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện thuộc đối tượng thụ hưởng nội dung về giáo dục nghề nghiệp tại Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18-11-2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, gia đình có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2023. Ảnh: Anh Huy

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, gia đình có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2023. Ảnh: Anh Huy

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch đề nghị các cấp, ngành, địa phương phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo bền vững, các kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo, chỉ tiêu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Bằng các nguồn lực và lồng ghép với các chương trình tiếp tục đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối; tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người nghèo và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo; thông tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về công tác giảm nghèo...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2023. Ảnh: Anh Huy

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2023. Ảnh: Anh Huy

Dịp này, 3 tập thể, 1 hộ gia đình và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2023 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Chủ động đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

(GLO)- Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn, không để phát sinh các “điểm nóng” trên địa bàn.