Gia Lai công bố vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên vừa ký Quyết định số 244/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả Đề án Điều tra, đánh giá, khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Theo đó, có 5 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất với tổng cộng 251 khu vực gồm: khu vực xung quanh bãi rác, bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung (1 khu vực); khu vực xung quanh giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm (24 khu vực); vùng có mực nước động trong giếng khai thác vượt qua mực nước cho phép hoặc mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ hạ thấp quá mức (10 khu vực); vùng đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung có chức năng cấp nước sinh hoạt hoặc chưa được đấu nối nhưng có điểm đấu nối liền kề của hệ thống cấp nước tập trung và sẵn sàng để cung cấp nước sạch đảm bảo nhu cầu sử dụng nước về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước với tổng diện tích khoanh định 338,45 km2 (206 khu vực); khu dân cư, khu công nghiệp tập trung không thuộc vùng hạn chế 3 và cách nguồn nước mặt có chức năng cung cấp nước sinh hoạt không quá 1 km, xung quanh khu vực Biển Hồ với tổng diện tích khoanh định 14,85 km2 (1 khu vực); khu vực có sự chồng lấn giữa các khu vực hạn chế khai thác được khoanh định nói trên (9 khu vực).
Có 24 khu vưc xung quanh giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm bị hạn chế khai thác nước dưới đất
Tỉnh Gia Lai có 24 khu vực xung quanh giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm. Ảnh: Hồng Thương
Quyết định này cũng quy định việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác đối với từng khu vực. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố danh mục và bản đồ phân bố các vùng hạn chế  và vùng cho phép khai thác, sử dụng nước; tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện danh mục các vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc địa bàn quản lý; hàng năm tổng hợp số liệu báo cáo UBND tỉnh, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về tình hình đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới đất, định kỳ 5 năm 1 lần hoặc trong trường hợp cần thiết thực hiện việc rà soát, trình UBND tỉnh quyết định việc điều chỉnh danh mục các vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác.
Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành có trách nhiệm phối hợp quản lý, giám sát, tuyên truyền, phổ biến danh mục; UBND các huyện, thị xã, thành phố thông báo danh mục, chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách các tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất nằm trong các khu vực thuộc danh mục phải đăng ký khai thác nước dưới đất...
HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.