Theo đó, để kịp thời thông tin kết quả đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, Sở Tư pháp đã xây dựng “Hệ thống Quản lý và tổng hợp dữ liệu kết quả thực hiện Quy định về xã, phường, thị trấn đạt Chuẩn tiếp cận pháp luật tỉnh Gia Lai” (gọi tắt là Hệ thống) tích hợp, vận hành trên Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai tại địa chỉ đường dẫn liên kết và trang chủ của Hệ thống: https://pbgdpl.gialai.gov.vn/chuyen-trang/Chuan-tiep-can-phap- luat/Hethong-RSKQGiaLai.
Quang cảnh buổi tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo tại xã Hà Ra, huyện Mang Yang. Ảnh Minh Hoàn |
Trên cơ sở đó, phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn sẽ thực hiện rà soát, tổng hợp, báo cáo thông tin, số liệu, kết quả (gọi chung là dữ liệu) đánh giá năm 2022 thông qua Hệ thống theo đề nghị của Sở Tư pháp.
Đến ngày 20-2-2022, Hệ thống đã tiếp nhận dữ liệu của 220/220 xã, phường, thị trấn và 17 phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố. Trên cơ sở kết quả đánh giá, công nhận của Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Sở Tư pháp đã tiến hành kiểm tra, rà soát, tổng hợp thông tin, dữ liệu trên Hệ thống và đăng tải kết quả đánh giá, công nhận; danh sách các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn/chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2022. Đồng thời, đăng tải trên Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh và Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai.
Theo đó, toàn tỉnh còn 20 xã/220 xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Cụ thể, các xã chưa đạt chuẩn, gồm: Trà Đa, xã Gào (TP. Pleiku còn); Ia Piơr (huyện Chư Prông); Kông Htok (huyện Chư Sê); xã Adơk, Hải Yang (huyện Đak Đoa); Ia Yok, Ia Sao (huyện Ia Grai); Chư Răng, Pờ Tó (huyện Ia Pa); Đak Hlơ (huyện Kbang); Đak Kơ Ning, Đak Pơ Pho (huyện Kông Chro); Krông Năng (huyện Krông Pa); Đak Jơ Ta, Đak Trôi, Đê Ar, Hà Ra, Kon Chiêng (huyện Mang Yang) và xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện).