Gia Lai chủ động phòng-chống bệnh cúm gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 2213/UBND-NL về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng-chống bệnh cúm gia cầm.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, ngành; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng-chống bệnh cúm gia cầm theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Công văn số 8878/BNN-TY ngày 27-12-2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch số 730/KH-UBND ngày 9-4-2019 của UBND tỉnh về phòng-chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 24-12-2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2022.
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phòng-chống bệnh cúm gia cầm và Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2022; kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các nội dung các Kế hoạch đảm bảo phù hợp với chỉ đạo, hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi-Thú y chủ động tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý triệt để ổ dịch không để dịch bệnh lây lan diện rộng.
Người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm. Ảnh: Lương Thanh
Người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm. Ảnh: Lương Thanh
Tổ chức thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch tại gốc; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng-chống bệnh cúm gia cầm.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng-chống dịch bệnh cúm gia cầm để người dân biết, thực hiện. 
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam. 
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn người chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi đảm bảo vệ sinh phòng bệnh; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh; tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng-chống dịch bệnh; tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng-chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh theo quy định; hàng ngày vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, vôi bột tại khu vực nuôi gia cầm.
Chủ động thông tin, báo cáo kịp thời theo đúng quy định khi phát hiện các trường hợp gia súc, gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh.
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 392/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trực tuyến với các địa phương về sơ kết tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

(GLO)- Báo điện tử vnexpress.net dẫn số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan cho biết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn 24% so với cả năm 2022 (3,34 tỷ USD).
Kbang xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mắc ca

Kbang xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mắc ca

(GLO)- Trong khi chờ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận thương hiệu “Mắc ca Kbang-Gia Lai”, UBND huyện Kbang đã sớm ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này nhằm đảm bảo chất lượng, duy trì thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh tế đối với sản phẩm mắc ca.
Phải “tỉnh” để “nhìn xa”

Phải “tỉnh” để “nhìn xa”

Chưa khi nào giá sầu riêng khu vực Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng lại tăng cao như niên vụ 2023. Đây là niềm vui lớn của người nông dân nơi đây, song việc “say” trong "ma trận" giá đang khiến nhiều nông dân đứng trước nguy cơ “tham bát bỏ mâm”.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy vậy, các ngành và địa phương cần quan tâm khắc phục một số tồn tại, hạn chế để quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đi vào thực chất.

Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp

(GLO)- 

Sáng 19-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo chuyên đề “chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp Gia Lai”. Tham dự hội thảo có bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; một số đơn vị viễn thông cùng các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Lâm Đồng là địa phương đứng thứ 2 cả nước (sau Đắk Lắk) về phát triển cây cà phê. Khoảng 91% diện tích cà phê của tỉnh là cà phê Robusta. Bởi vậy, việc thị trường thế giới có nhiều dấu hiệu tích cực và mở ra cơ hội cho cà phê Robusta là niềm vui lớn cho người trồng loại cà phê này ở Lâm Đồng.