Gia đình hiếu học ở làng Brang-Đak-Kliết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia đình ông Đinh Tào vốn nổi tiếng về tinh thần hiếu học và đi đầu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa tại làng Brang-Đak-Kliết (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai).

Trên bức tường phòng khách của nhà ông Đinh Tào treo kín những huy chương, giấy khen ghi nhận thành tích trong công tác, học tập của các thành viên trong gia đình.

 Ông Đinh Tào luôn quan tâm đến việc học của con cháu trong nhà. Ảnh: Nguyễn Hiền
Ông Đinh Tào luôn quan tâm đến việc học của con cháu trong nhà. Ảnh: Nguyễn Hiền


Tiếp chuyện chúng tôi, ông Tào nhớ lại: “Hồi nhỏ, dù chiến tranh liên miên, nhiều người bỏ học nhưng được bố mẹ khuyến khích, mình học đến hết lớp 9 mới nghỉ và tham gia du kích xã. Thời đó ở vùng này, người dân tộc thiểu số mà học hết lớp 9 như mình là rất hiếm và được nể trọng lắm. Đến năm 1973, mình tiếp tục đi học y tá rồi về xã công tác. Trong quá trình công tác ở Trạm Y tế xã, mình học thêm các lớp bồi dưỡng chuyên môn và nhiều lớp về tạo nguồn cán bộ rồi chuyển sang làm Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã”.

Năm 2000, ông Tào nghỉ hưu. Ngay sau đó, ông được bà con tín nhiệm bầu làm già làng và Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh làng cho đến nay. “Tôi luôn tâm niệm người làm cha mẹ phải luôn gương mẫu trong mọi công việc, từ sinh hoạt hàng ngày cho đến rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để con cháu noi theo, chú tâm học hành. Nhờ vậy mà con cái, cháu chắt, họ hàng rất quý mến, nghe theo lời khuyên bảo của vợ chồng tôi chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giờ đây, thấy con cháu học hành đàng hoàng, sống tử tế, tôi vui lắm”-ông Tào bộc bạch.

Noi theo đức tính của đấng sinh thành, 7 người con của ông Tào đều chăm chỉ học hành, trở thành người có ích cho xã hội. 5/7 người con của ông đều học xong hệ trung cấp, đại học. Trong đó, chị Đinh Thị Chới đang công tác tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ và anh Đinh Văn Tớch là Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự (Công an huyện Kbang). 3 người con trai làm giáo viên và cán bộ xã Ya Hội, còn 2 người chị gái học hết lớp 9 thì ở nhà làm nông. Không chỉ con ruột, dâu rể của ông Tào cũng là những tấm gương tiêu biểu về tinh thần học tập.

Chị Đinh Thị Chới chia sẻ: “Được sự dạy dỗ, khích lệ của bố mẹ, chúng tôi chăm chỉ học hành để trở thành người có ích cho xã hội. Trong công việc, chúng tôi cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Noi gương người lớn, các cháu đều chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn”.

Ở huyện Đak Pơ, gia đình ông Tào không chỉ nổi tiếng với truyền thống hiếu học mà còn được nhiều người biết đến với thành tích về thể thao. Những tấm huy chương được treo trang trọng trong nhà ông Tào là minh chứng. “Chơi thể thao giúp mọi người tự tin hơn và rèn luyện sức khỏe, tính kiên trì, đoàn kết. Vì vậy, bố mẹ luôn khuyến khích chúng tôi tập luyện. Chính vì vậy mà anh em chúng tôi chơi thể thao khá hay và thường được cử đi thi đấu các giải cấp tỉnh, huyện”-anh Đinh Chui thổ lộ.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Như Thủy-Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Đak Pơ-nhận xét: Gia đình ông Tào là tấm gương hiếu học của huyện trong nhiều năm qua. Ngoài ra, gia đình ông cũng có nhiều đóng góp cho các phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao tại địa phương.

 

 THIÊN DI - NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.