Gần 1.000 tù nhân ở Bangladesh vượt ngục sau khi cựu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Kể từ khi cựu Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina từ chức và đi khỏi đất nước ngày 5-8, gần 1.000 tù nhân đã trốn thoát sau 3 vụ vượt ngục diễn ra liên tục.

Trong bối cảnh lực lượng cảnh sát đình công gần 1 tuần qua, Chính phủ Bangladesh đang phải vật lộn để khôi phục lại luật pháp và trật tự. Giới chức Bangladesh cho biết, ngày 8-8, một nhóm tù nhân tại nhà tù Jamapur ở phía Bắc thủ đô Dhaka đã bất ngờ tấn công các quản giáo.

“Họ tấn công chúng tôi bằng gậy sắt và vũ khí sắc nhọn. Họ đốt văn phòng của tôi. Sau đó họ tìm cách trốn thoát, dẫn theo toàn bộ 600 tù nhân. Chúng tôi buộc phải nổ súng. Ít nhất 6 tù nhân thiệt mạng, bao gồm một người bị đâm chết”-Trưởng trại Abu Fatah cho hay.

Ngoài ra, ông không nêu rõ lý do tử vong của 6 tù nhân trên, đồng thời, khẳng định các quản giáo đã dập tắt được vụ nổi loạn này và không tù nhân nào trốn thoát.

Binh sĩ Bangladesh tại một đồn cảnh sát bị bỏ không ở Dhaka ngày 9-8. Ảnh: AFP

Binh sĩ Bangladesh tại một đồn cảnh sát bị bỏ không ở Dhaka ngày 9-8. Ảnh: AFP

Trước đó, ngày 6-8, một vụ vượt ngục khác cũng xảy ra ở nhà tù Kashimpur ở phía Bắc Dhaka. Trưởng trại Luftor Rahman cho biết, các tù nhân sử dụng dụng cụ bằng sắt, thép thanh để tấn công quản giáo, sau đó đã tràn về cổng chính nhà tù, buộc các binh sĩ và quản giáo tại đây phải nổ súng khiến 6 tù nhân bị bắn chết.

Tuy nhiên, ông Rahman cho biết “ít nhất 203 tù nhân đã trốn thoát”. Đây là nhà tù giam giữ những tội phạm nguy hiểm, khét tiếng bậc nhất Bangladesh, bao gồm những phần tử Hồi giáo cực đoan và tội phạm giết người. Tuy nhiên, không có phạm nhân nguy hiểm nào có thể trốn thoát khỏi phòng giam biệt lập của họ.

Ngay trong ngày 5-8, khi bà Hasina tuyên bố từ chức cũng đã có hơn 500 tù nhân vượt ngục tại một nhà tù ở quận Sherpur, phía Bắc Bangladesh.

Trước tình hình các vụ cướp ngục này cho thấy mức độ hỗn loạn và an ninh gần như bằng 0 tại Bangladesh trong thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc hạn chế khai thác và xuất khẩu khiến thị trường đất hiếm càng khan hiếm

Trung Quốc hạn chế khai thác và xuất khẩu khiến thị trường đất hiếm càng khan hiếm

(GLO)- Trung Quốc hạn chế khai thác và xuất khẩu đất hiếm đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy giá lên cao. Các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, dễ bị ảnh hưởng bởi những gián đoạn này do họ phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc.