Gần 100 nhà khoa học dự hội thảo cơ sinh học từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 7-7, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Hội thảo quốc tế cơ sinh học lần thứ 3 từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng.

Hội thảo có sự phối hợp tổ chức của các đơn vị: Viện Jacques Monod (Pháp), Viện Curie (Pháp), EMBL Heidelberg (Đức), ĐH Friedrich-Alexander (Đức), ĐH Quốc gia Singapore (Singapore) và ĐH Ajou (Hàn Quốc).

a1-ht.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: An Nhiên

Hội thảo diễn ra từ ngày 7 đến 11-7, quy tụ gần 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh và sinh viên đến từ 25 quốc gia, gồm: Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Việt Nam, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Singapore, Anh, Hàn Quốc, Hà Lan, Ý, Đức, Bỉ, Nga, Serbia, Romania, Ba Lan, Pakistan, Ma Rốc, Malaysia, Iran, Ai Cập, Bulgaria, Áo và Algeria.

Hội thảo có sự tham dự của các giáo sư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sinh học, như: GS Dennis Discher (ĐH Pennsylvania, Hoa Kỳ)-tiên phong về cơ học mô và tế bào; GS Song Li (ĐH California, Los Angeles, Hoa Kỳ)-chuyên gia về công nghệ sinh học và vật liệu sinh học; TS Yingxiao Wang (ĐH Nam California, Hoa Kỳ)-chuyên gia hàng đầu về kĩ thuật y sinh, vi sinh phân tử và miễn dịch…; cùng nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới, trong đó có TS Pierre Sens (Viện Curie, Pháp), TS Raphaël Voituriez (ĐH Sorbonne, Pháp), GS Kerstin Göpfrich (ĐH Heidelberg, Đức)…

a2-ht.jpg
TS Trần Thanh Sơn, Phó Giám đốc ICISE, kỳ vọng hội thảo là chất xúc tác để thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng cơ sinh học vào thực tiễn, góp phần vào sự phát triển của khoa học sự sống tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Ảnh: AN

Nội dung hội thảo tập trung vào 6 chủ đề chính: Tín hiệu tế bào và phân tử-nghiên cứu các tín hiệu từ vi môi trường và cơ chế truyền tín hiệu phân tử; Phát triển bệnh lý và ứng dụng trong y sinh-tìm hiểu cơ chế bệnh học dựa trên cơ học và các chiến lược điều trị mới; Tạo hình tế bào và quá trình đa bào-nghiên cứu hành vi tập thể của tế bào và cơ học mô trong quá trình phát triển; Vật liệu sinh học và kỹ thuật sinh học-phát triển các phương pháp và vật liệu lấy cảm hứng từ cơ sinh học; Di cư tế bào đơn-nghiên cứu vận động và bám dính ở cấp độ tế bào đơn và Lý sinh học lý thuyết-nghiên cứu các nguyên lý toán học nền tảng của cơ sinh học.

TS Trần Thanh Sơn-Phó Giám đốc ICISE-kỳ vọng: Hội thảo là chất xúc tác để thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng cơ sinh học vào thực tiễn, góp phần vào sự phát triển của khoa học sự sống tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Đồng thời, mở ra những cơ hội quan trọng để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu cơ sinh học tại các viện nghiên cứu và trường đại học trong nước, tạo nền tảng cho việc xây dựng các chương trình đào tạo liên ngành, nâng cao năng lực nghiên cứu và hội nhập quốc tế của ngành cơ sinh học tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin phản ánh, kiến nghị, sáng kiến và giải pháp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin phản ánh, kiến nghị, sáng kiến và giải pháp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(GLO)- Sáng 11-7, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

null