Bình Định tổ chức tham vấn kỹ thuật hướng dẫn trồng cây ngập mặn phân tán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 27.6, Ban Quản lý Dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam tỉnh Bình Định” (VN-CSCC Bình Định) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP Việt Nam) tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật nhằm hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ngập mặn phân tán, áp dụng cho các loài cây chủ lực tại địa phương như bần chua, đước đôi và dừa nước.

Chiều 27.6, Ban Quản lý Dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam tỉnh Bình Định” (VN-CSCC Bình Định) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP Việt Nam) tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật nhằm hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ngập mặn phân tán, áp dụng cho các loài cây chủ lực tại địa phương như bần chua, đước đôi và dừa nước.

Lãnh đạo UBND xã Phước Sơn tham gia ý kiến thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Ái Trinh.

Lãnh đạo UBND xã Phước Sơn tham gia ý kiến thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Ái Trinh.

Hội thảo diễn ra tại TP Quy Nhơn, với sự tham gia của đại diện các cơ quan trung ương như Cục Thủy sản và Kiểm ngư, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm,  UNDP Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, đại diện chính quyền, Hội LHPN và cộng đồng các xã ven đầm Thị Nại - nơi thực hiện trồng rừng phân tán. Đây là một trong những hoạt động trọng điểm của Dự án VN-CSCC, do Chính phủ Canada tài trợ thông qua UNDP Việt Nam, nhằm cải thiện khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và làm giàu đa dạng sinh học biển và ven biển tỉnh Bình Định.

Tại hội thảo, TS Kiều Tuấn Đạt, Viện Khoa học và Lâm nghiệp miền Nam trình bày dự thảo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng ngập mặn phân tán bao gồm thông tin loài, điều kiện gây giống, tiêu chuẩn cây giống, quy trình kỹ thuật trồng từ khâu chọn lập địa, chuẩn bị cây giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ và nghiệm thu theo từng loài.

Theo ông Hồ Đắc Chương, Giám đốc Ban quản lý VN-CSCC Bình Định: “Việc lấy ý kiến từ các cơ quan chuyên môn và cộng đồng địa phương sẽ đảm bảo tài liệu có tính thực tiễn cao, dễ áp dụng tại cơ sở”. Sau hội thảo, các góp ý sẽ được tổng hợp để hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật chính thức. Tài liệu sẽ là cơ sở để triển khai các hoạt động phục hồi và trồng mới rừng ngập mặn phân tán trong khuôn khổ Dự án VN-CSCC Bình Định và các chương trình liên quan trong thời gian tới.

ÁI TRINH

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Hội

(BĐ) - Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng đối với chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Hòa Hội, tại thông báo ý kiến kết luận sau buổi họp nghe báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Hội.
null