Gác rừng trên đỉnh núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những người công tác tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba đều thuộc nằm lòng câu hát “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai” trong bài “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn.

Bao năm qua, điểm tựa tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực để họ vượt lên tất thảy, lặng thầm gác rừng trên đỉnh núi.

Bữa cơm giữa đại ngàn

Buộc chặt chiếc ba lô đựng đầy nhu yếu phẩm trên chiếc xe máy, Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba (huyện Krông Pa) Nguyễn Văn Dương cùng mấy nhân viên khởi hành vào chốt quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) suối Uar thuộc Trạm QLBVR Ia Dreh.

Trong đoàn đi có phóng viên với thân hình “mỏng cơm”, anh Dương ngoái đầu nhìn ái ngại: “Đường vào chốt phải băng qua địa hình phức tạp, chỗ khe núi hẹp và băng nhiều suối lầy lội, các nhà báo chuẩn bị tâm thế nhé! Mùa này, đường lầy lội, tầm 3 tiếng đồng hồ mới đến nơi. Tôi đã nhắn tin báo là đoàn vào nhưng sóng điện thoại chập chờn, không biết anh em đang trực trong đó có nhận được không. Nếu đoàn đến kịp giờ cơm trưa với anh em trong chốt thì vui hơn”.

Bữa cơm trong rừng của nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba. Ảnh: N.T

Bữa cơm trong rừng của nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba. Ảnh: N.T

Vừa đi, anh Dương vừa chia sẻ với chúng tôi về nhiệm vụ của đơn vị: “Trạm QLBVR Uar và Ia Dreh thuộc sự quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba. Do diện tích rừng được giao quản lý rộng, tiếp giáp với nhiều địa phương và từng là điểm nóng của tình trạng xâm hại rừng, chúng tôi quyết định thành lập 6 chốt trực thuộc 2 trạm. Các chốt chủ yếu đóng ở khu vực tiếp giáp với tỉnh Đắk Lắk, tách biệt với khu dân cư, đường sá đi lại khó khăn. Chốt suối Uar là một trong những chốt khó khăn nhất. Anh Nay Rên-Trạm trưởng Trạm QLBVR Ia Dreh được giao làm Chốt trưởng chốt này”.

Sau cả trăm cú xóc nảy người trên con đường đất ngoằn ngoèo, người lấm lem bùn đất, chúng tôi đến chốt QLBVR suối Uar. Trước mắt chúng tôi là một ngôi nhà cấp 4 thấp tè được làm theo kiểu nhà sàn dựng trên khoảnh đất rộng giữa rừng già, cách trụ sở Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba chừng 40 km.

Ông Nay Rên cùng các thành viên của chốt đon đả tiếp chúng tôi. Mời khách vào trong nhà nghỉ ngơi, ông Rên cầm miếng thịt heo vừa được tiếp tế đặt trên bếp lửa hồng. Mấy thành viên trong đoàn đề nghị để lại nấu bữa sau, ông lắc đầu nguầy nguậy và vui vẻ nói: “Cơm trưa chúng tôi chuẩn bị xong rồi nhưng có thịt heo thì nấu luôn để mọi người ăn cho vui. Sáng mai có mấy hộ nhận giao khoán rừng vào đây thay ca trực, kiểu gì họ cũng mang theo ít thịt heo. Mà nếu không có cũng chẳng sao, chúng tôi quen rồi”.

Khi thấy chúng tôi tò mò nhìn chiếc điện thoại treo trên cây cao, anh Ksor Phá lý giải: “Chỉ trên đó mới có sóng điện thoại thôi. Mỗi lần nghe chuông đổ là anh em trèo lên nghe và quan sát động tĩnh xung quanh rừng luôn. Còn không thì sẽ dùng dây hạ xuống để xem có ai gọi, nhắn tin hay không. Anh em còn làm miếng tôn che mưa nắng cho chiếc điện thoại. Ban cũng sắm cho trạm thiết bị năng lượng nên có điện sạc cho điện thoại”.

Quyết tâm giữ rừng

Chốt suối Uar khó khăn là vậy. Tuy nhiên, đối với các thành viên chốt 1381 thuộc trạm QLBVR xã Uar thì anh em ở chốt suối Uar còn… “sướng chán”. Cũng phải thôi, mỗi lần đi trực, họ mất hơn nửa ngày đi vòng từ Gia Lai sang Đắk Lắk rồi mới băng rừng vào chốt.

Nơi ở của các thành viên trong chốt rộng chưa đến 10 m2 dựng trên đỉnh núi cao hơn 1.000 m quanh năm chìm trong sương. Họ phải dùng mấy lớp bạt thưng quanh vách để chống chọi với cái lạnh tê tái. Khu dân cư gần nhất cũng ở cách chốt 40 km, muốn ra mua thức ăn cũng mất 2-3 tiếng đồng hồ chạy xe trên đường rừng. Gặp hôm mưa to, nước sông dâng cao, chốt bị cô lập nhiều tuần. Những lúc như vậy, người trực chốt tự túc lương thực bằng cách ra suối bắt cá hay hái rau rừng.

Các thành viên chốt 1381 tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: N.T

Các thành viên chốt 1381 tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: N.T

Anh Nguyễn Quang Lâm-Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba-chia sẻ: “1381 là chốt QLBVR khó khăn nhất trong cả tỉnh. Chỉ mỗi việc chạy xe sang chốt thay trực cũng muốn ốm rồi, ngồi trên xe từ sáng sớm đến quá trưa. Anh em ở trong lõi rừng vắng hoe người. Địa bàn giáp ranh, rừng còn nguyên sinh, nguy cơ xâm hại rừng là thường trực”.

Bữa cơm trưa dưới tiết trời ẩm ương ở chốt QLBVR suối Uar xoay quanh câu chuyện giữ rừng. Ông Nay Rên trầm giọng nhắc chuyện xưa: “Nơi đây tiếp giáp với Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (tỉnh Đắk Lắk). Hồi cuối năm 2023, hay tin 1 cán bộ kiểm lâm công tác tại Khu Bảo tồn bị trúng đạn tử vong lúc tuần tra tại con đường mà các đối tượng khai thác rừng trái phép vận chuyển tang vật ra ngoài tiêu thụ, chúng tôi không tránh khỏi hoang mang. Đêm ngủ gác rừng mà canh cánh nỗi lo bởi chuyện bị lâm tặc dọa giết cũng đã trải qua rồi”.

Nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba trèo lên chòi canh trên cây cao để quan sát động tĩnh xung quanh. Ảnh: N.T

Nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba trèo lên chòi canh trên cây cao để quan sát động tĩnh xung quanh. Ảnh: N.T

Gần chục năm gắn bó với công việc gác rừng, anh Ksor Kiă (trú tại xã Ia Rmok, huyện Krông Pa) thấm bao nỗi gian truân của nghề.

Anh tâm sự: “Đường tuần tra khó nhằn lắm, đi bộ còn ngã huống hồ chạy xe máy. Tôi bị nhiều vết sẹo do ngã xe, vướng gai hoặc lá cây cắt chảy máu. Bản thân còn được giao nhiệm vụ tiếp tế nhu yếu phẩm cho chốt, nhiều khi chạy xe một mình bị ngã giữa đường. Cũng có lúc tôi nghĩ, lương tháng có 7 triệu đồng mà sao khổ vậy, nghỉ cho rồi. Nhưng rồi, anh em động viên nhau đã chọn nghề thì phải theo nghề thôi”.

Anh Nay Hương-Nhân viên bảo vệ rừng chốt QLBVR 1381 cũng thoáng nét buồn trên mặt khi nhắc chuyện công việc.

Anh cho hay: “Nhiều hôm, chúng tôi phải mắc võng giữa rừng ngủ lại lúc đi tuần. Mà có ngủ được đâu, lạnh quá, cả nhóm ngồi quanh đống lửa trông trời sáng. Dịp Tết phải phân công nhau ở lại trực trên chốt. Chiều tà nghe tiếng chim rừng gọi nhau về tổ, nước mắt tự nhiên chảy. Có bạn trẻ mới vào làm, ở chốt mấy hôm rồi về gặp lãnh đạo xin nghỉ việc. Điều phấn khởi nhất là từ khi vào đây canh rừng, tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác gỗ trái phép giảm hẳn”.

Anh Nguyễn Văn Dương-Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba: “Đơn vị được giao quản lý hơn 24.600 ha, trong đó có hơn 19.300 ha rừng tự nhiên. Ngoài cắt cử nhân viên luân phiên giữ rừng, chúng tôi còn phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện và Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô tuần tra để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Vào các dịp lễ, Tết, chúng tôi tăng cường quân số ở những chốt tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm hại rừng. Chúng tôi cũng thường động viên, nhắc nhở cán bộ, nhân viên không vì thiếu thốn, khó khăn mà tiếp tay cho kẻ xấu xâm hại tài nguyên rừng”.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.

Người dân làng Kon Ktonh chuẩn bị vật lễ trước khi thực hiện các phần nghi lễ Tết ăn con dúi của cộng đồng làng. Ảnh: M.N

Tết ăn con dúi ở Kon Pne

(GLO)- Khi những ruộng lúa bắt đầu trổ đòng, rẫy mì lên xanh mởn thì cũng là lúc đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang) tất bật chuẩn bị Tết ăn con dúi để cầu Yàng phù hộ cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.