Blog phóng viên:

Khi người gác rừng bỏ việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo thống kê của UBND tỉnh Kon Tum, từ đầu năm 2023 đến nay, ngành chức năng của tỉnh đã phát hiện 39 vụ vi phạm luật Lâm nghiệp, khối lượng gỗ vi phạm gần 60 mét khối, thiệt hại hơn 5,4 ha rừng.

So với các năm trước, tình trạng vi phạm luật Lâm nghiệp giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, khối lượng gỗ và diện tích thiệt hại. Nhưng những con số này chứng minh tình trạng phá rừng vẫn còn tồn tại. Rừng tiếp tục đổ xuống, một phần có lẽ xuất phát từ việc hàng loạt cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng nghỉ việc, chuyển công tác.

Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay tại tỉnh Kon Tum có hơn 400 cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng xin nghỉ việc. Nguyên nhân được xác định là do công việc bảo vệ rừng nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với côn trùng và vi sinh vật gây bệnh, nhưng chưa được quy định trong danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Bên cạnh đó, quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn hạn chế đã gây ra những khó khăn và áp lực...

Khoảng 1.000 ha rừng là con số mà bình quân mỗi cán bộ kiểm lâm địa bàn được giao phụ trách. Điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu đất ở, đất sản xuất tăng cao cũng tạo áp lực lên công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.

Lực lượng bảo vệ rừng phải thực hiện nhiệm vụ tại phần lớn là ở các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn. Vất vả, lương thấp nhưng lực lượng này luôn phải đối diện với hiểm nguy, đe dọa.

Chỉ mới đây thôi tại Đắk Lắk, một cán bộ kiểm lâm bị bắn tử vong khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra rừng. Vẫn còn hàng trăm vụ lực lượng kiểm lâm bị hành hung, đe dọa khi đang làm nhiệm vụ, đã khiến lực lượng bảo vệ rừng chẳng còn mấy mặn mà với nghề. Khi người gác rừng bỏ việc, lâm tặc sẽ lộng hành.

Do đó, muốn giữ rừng từ gốc rễ thì cần một giải pháp căn cơ để giữ chân lực lượng bảo vệ rừng. Có thể là tăng lương, giảm tuổi nghỉ hưu, điều chỉnh chế độ đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc hoặc các ưu đãi khác dành cho một ngành nghề đặc thù. Chỉ khi người gác rừng ở lại với rừng, những cánh rừng mới giữ được màu xanh.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".
Là 'mua' hay 'thưởng'?

Là 'mua' hay 'thưởng'?

Đề xuất mức chi mua tin, tài liệu phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với kinh phí tối đa 50 triệu đồng/tin được dư luận đánh giá là ý tưởng hay, có thể có tác dụng động viên, khuyến khích tố giác tham nhũng một cách bài bản, minh bạch.
Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Thảo luận tại tổ về dự luật Công chứng (sửa đổi) ngày 17.6, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị xem xét tổng thể hoạt động công chứng, phục vụ cái gì, làm gì trong quản lý hành chính và hệ thống tư pháp. Theo Chủ tịch nước, yêu cầu cao nhất của hoạt động này là phải phục vụ nhân dân.
Rủi ro mua vàng

Rủi ro mua vàng

Trong cơn sốt vàng miếng, nhiều người tìm đủ mọi cách để có vàng bằng được, từ trả công nhờ người xếp hàng hộ, mua qua cò hoặc trao đổi sang tay… Tuy nhiên, nếu không phải là người trực tiếp mua vàng thì luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giải quyết nghịch lý giá vàng

Giải quyết nghịch lý giá vàng

Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-7) đã quy định rất cụ thể về danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Đó là hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí: thiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3, một trong những công trình trọng điểm quốc gia, là niềm tự hào của nhiều thanh niên, là cơ hội để người trẻ sẵn sàng đón nhận những việc khó đóng góp sức mình cho đất nước.