Gạc Ma - Khúc tráng ca bất tử

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đã hơn 3 thập niên trôi qua, nhưng không phải ai cũng nhận diện được đầy đủ và chuẩn xác về sự kiện đầy bi thương này. 
Các chiến sĩ viếng mộ đồng đội hy sinh ngày 14-3-1988 được an táng trên đảo Sinh Tồn. Ảnh Tư liệu
Các chiến sĩ viếng mộ đồng đội hy sinh ngày 14-3-1988 được an táng trên đảo Sinh Tồn. Ảnh Tư liệu
1. Cách đây đúng 32 năm, vào rạng sáng ngày 14-3-1988, hải quân Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc chủ quyền của Việt Nam. 6 chiếc tàu chiến được trang bị tên lửa và pháo 100mm vô cớ tiến công các tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ tại đây. Bị tiến công bất ngờ trong tương quan lực lượng quá chênh lệch, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã ngoan cường và dũng cảm chiến đấu để bảo vệ đảo, giữ vững chủ quyền.
Mặc dù vậy, do chiếm ưu thế hơn hẳn về hỏa lực và trang bị phương tiện nên cuộc tiến công của hải quân Trung Quốc đã làm cho 3 tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam bị cháy, bị chìm; 64 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh, 9 người bị tàu hải quân Trung Quốc bắt đưa đi và nhiều người bị thương.
Đã hơn 3 thập niên trôi qua, nhưng không phải ai cũng nhận diện được đầy đủ và chuẩn xác về sự kiện đầy bi thương này. Song, cho dù tiếp cận từ góc độ nào đi chăng nữa thì cũng cần phải khẳng định 2 điều. Thứ nhất, những hành động gây chiến của quân Trung Quốc tại vùng biển quần đảo Trường Sa là hành động bất hợp pháp, xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm một cách trắng trợn luật pháp và thông lệ quốc tế. Cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá thuộc chủ quyền Việt Nam của hải quân Trung Quốc (tháng 3-1988) là sự tiếp nối của cuộc chiến tranh xâm lược (1979) và hoạt động xâm lấn biên giới (kéo dài đến 1989) của Trung Quốc đối với Việt Nam lúc bấy giờ. Thứ hai, cuộc chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988 là một cuộc chiến bắt buộc để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trong cuộc chiến này, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hết sức kiềm chế, nhưng mọi sự kiềm chế đều có giới hạn. Một khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, đồng đội bị tàn sát, bắn giết... họ buộc phải cầm súng và khi đã cầm súng thì chiến đấu quả cảm đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ chủ quyền.
2. Trường Sa và Hoàng Sa từ lâu luôn là lãnh thổ của Việt Nam. Điều đó không chỉ được khẳng định bằng cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử mà còn cả trong tư tưởng, văn hóa và tâm thức của người Việt từ bao đời nay. Chính vì vậy mà cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc tại 2 quần đảo này, đặc biệt là cuộc chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam tháng 3-1988, ngoài việc thực thi nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của người lính, còn là đấu tranh cho sự trọn vẹn của những tình cảm chân chính, tình yêu quê hương đất nước chất chứa trong hàng chục triệu trái tim con Lạc cháu Hồng. 
Trong trận chiến đấu này, dưới sự chỉ huy của các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ, Lê Lệnh Sơn, bộ đội đã chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của trên, đó là “không bị mắc mưu khiêu khích của địch; đánh trả kịp thời và kiên quyết”. Hơn ai hết, lực lượng bảo vệ Trường Sa nói chung, trực tiếp bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao nói riêng, từ cán bộ cho đến chiến sĩ hiểu rằng cần phải hết sức cảnh giác, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao nhất và hành động một cách mau lẹ, kiên quyết. Với họ, vì một nền hòa bình cho biển Đông, sẵn sàng nín nhịn và kìm nén, không bao giờ “nổ súng trước”.
Vào thời điểm đó, dẫu còn một số đảo, bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị quân Trung Quốc lấn chiếm, song lực lượng bảo vệ Trường Sa đã chiến đấu quên mình để thực hiện nhiệm vụ quan trọng, cao cả mà Tổ quốc và nhân dân đã ủy thác cho họ. Đúng như lời khen ngợi của nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “Họ đã kiên cường ngăn chặn âm mưu và hành động lấn chiếm Trường Sa, từ đó củng cố thêm chủ quyền của Tổ quốc ở biển Đông”.
Hình ảnh Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó cứu chữa cho thương binh; đồng thời vừa hỗ trợ cho các chiến sĩ bảo vệ cờ, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và anh dũng hy sinh cùng đồng đội; hình ảnh Thiếu úy Trần Văn Phương, Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh chiến đấu quả cảm, hứng trọn hàng chục viên đạn và lưỡi lê của kẻ địch, bảo vệ bằng được lá cờ của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma; hay như hình ảnh cán bộ, chiến sĩ trên con tàu HQ-505 quyết định “ủi bãi’’ mặc cho 2/3 thân tàu đang bốc cháy... cùng lời thề “Thà hy sinh chứ nhất định không chịu mất đảo” của Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi trút hơi thở cuối cùng đã nói lên tất cả. Không gì khác, đó chính là sự thể hiện ý chí quyết tâm giữ vững chủ quyền quốc gia của những người lính biển và cũng là sự chuyển tải thông điệp quyết tâm bảo vệ chủ quyền của cả dân tộc. 
3. Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, sống thủy chung, trên tinh thần của đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Vào thời điểm xảy ra “trận chiến Gạc Ma”, đất nước Việt Nam vừa bước ra từ cuộc chiến tranh giải phóng kéo dài 30 năm, trên mình còn mang đầy thương tích, lại đang phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược ở 2 đầu biên giới nên không ai mong muốn có chiến tranh và luôn tìm mọi cách để cho điều đó không xảy ra. Tuy nhiên, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều bất biến. Một khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, nền độc lập bị đe dọa thì họ phải hành động, sẵn sàng xả thân vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Chỉ với cuộc chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao tháng 3-1988 không thôi cũng đã đủ viết nên một khúc tráng ca bất tử trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hành động chiến đấu quả cảm, sự hy sinh của những người lính biển đã tạc nên dáng đứng Việt Nam giữa biển khơi lộng gió. Trong tâm trí nhiều người, hẳn không bao giờ quên lời hô đanh thép “Xin thề” của những người lính Trường Sa. Điệp khúc ấy vang lên trong buổi lễ kỷ niệm ngày truyền thống Hải quân nhân dân Việt Nam được tổ chức ngay tại đảo Trường Sa Lớn ngày 7-5-1988. Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh, dõng dạc tuyên bố: “Giữa trời cao biển rộng bao la, trước anh linh tổ tiên và các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta; bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta!”. Đó cũng chính là lời thề của những người con đất Việt hướng về biển đảo, về Trường Sa thân yêu, về những con người quả cảm đã ngã xuống vì Hoàng Sa - Trường Sa, nhất là vào mỗi độ tháng ba về.
PGS-TS TRẦN NGỌC LONG (nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)
Dẫn nguồn: SGGPO

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chiều tối 22/12, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, thăm hỏi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, bà con cộng đồng người Việt đang làm ăn và sinh sống tại Indonesia. Chủ tịch nước mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, trở thành cộng đồng lớn mạnh, đóng góp phát triển nước sở tại và hướng về xây dựng quê hương, đất nước.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

(GLO)- Sáng 19-12, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị lần thứ 12 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023 và giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

(GLO)- Hàng năm, Huyện ủy Mang Yang đều ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Qua đó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh từ cơ sở, phát huy tốt trách nhiệm của người dân trong việc tham gia ý kiến xây dựng hệ thống chính trị, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống người dân, tạo lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

(GLO)- Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2022 do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức trong 3 ngày (14 đến 16-12) tại TP. Đà Lạt đã thành công tốt đẹp. Hội thi đã trở thành ngày hội của những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt là của đội ngũ giảng viên Trung tâm Chính trị huyện các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.