Festival Văn hóa cồng chiêng: Hội tụ sắc màu di sản cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với sự hội tụ đầy màu sắc và cảm xúc của các nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên, Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai 2023 đã trở thành đại tiệc của sắc màu văn hóa.

Bản hòa âm kỳ vĩ trên đường phố

Lễ hội đường phố là hoạt động chào mừng Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai 2023. Trên 1.000 nghệ nhân của 5 tỉnh Tây Nguyên đã có cuộc trình diễn thăng hoa, tạo nên một hòa âm giàu sắc thái và thấm đẫm tình đoàn kết. Mỗi con người nhỏ bé diễn xướng một nốt nhạc để cùng làm nên bản hòa âm kỳ vĩ giữa lòng Phố núi. Và, trong cái chung đó vẫn thấy những vẻ đẹp riêng của mỗi dân tộc.

Bản hòa âm kỳ vĩ trên đường phố. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bản hòa âm kỳ vĩ trên đường phố. Ảnh: Hoàng Ngọc

Khác với các dân tộc thiểu số ở Bắc Tây Nguyên dùng bộ gõ từ cây rừng để đánh cồng chiêng, người Mạ, người K'ho Sre (tỉnh Lâm Đồng), người M'Nông (tỉnh Đak Nông) lại dùng tay đánh trên những bộ chiêng không có núm. Nghệ nhân K’Breoh (đoàn Lâm Đồng) cho biết: “Dùng nắm tay đánh vào mặt chiêng để tạo ra âm thanh chân thực, mộc mạc nhất, con người cũng kết nối với tự nhiên và thần linh một cách hoang sơ, nguyên thủy nhất”. Các dân tộc Tây Nguyên còn mang đến lễ hội đường phố những dàn nhạc cụ dân tộc giàu âm thanh tự nhiên.

Qua đó cũng cho thấy óc sáng tạo lớn của người Tây Nguyên khi "tận dụng mọi khả năng sẵn có của tự nhiên tạo ra nhạc cụ có tính năng và hiệu quả cao, âm sắc đẹp, cường độ âm thanh với nhiều mức độ cho ta một ý niệm về con đường hình thành từ thời cổ, khiến cho âm nhạc toát ra một vẻ đẹp hồn nhiên, mộc mạc” như nhận định của một nhà nghiên cứu về văn hóa Tây Nguyên.

Sắc phục xanh đen là đặc trưng nổi bật của dân tộc K'ho Sre tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sắc phục xanh đen là đặc trưng nổi bật của dân tộc K'ho Sre tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nếu thanh âm cồng chiêng mang đến một đại tiệc âm thanh thì sắc phục của các dân tộc là sự hội tụ độc đáo về màu sắc. Người Jrai, Bahnar ở Gia Lai hay người Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum mang sắc phục thổ cẩm đen-đỏ rất đặc trưng. Trong khi đó, sắc phục người M'Nông (tỉnh Đak Nông) lại nổi bật với màu xanh lục chủ đạo. 2 dân tộc thiểu số lớn nhất tỉnh Lâm Đồng cũng góp sắc màu với 2 gam đối lập, người Mạ mang sắc trắng thổ cẩm còn người K’ho Sre lại mang sắc xanh đen…

Nữ nghệ nhân dệt Ka Gon (tỉnh Lâm Đồng) cho biết: “Từ nghề dệt truyền thống của người phụ nữ, mỗi dân tộc lại sáng tạo trang phục truyền thống mang màu sắc riêng. Tôi thấy các dân tộc ở Gia Lai, Kon Tum mặc trang phục theo kiểu choàng hoặc quấn, đây là loại trang phục rất cổ sơ, rất đặc trưng, vô cùng độc đáo”.

Sắc phục đặc trưng của người Bahnar tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sắc phục đặc trưng của người Bahnar tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chứng kiến màn trình diễn rực rỡ của các đoàn nghệ nhân trên đường phố, chị Nguyễn Thị Hà Ly-Chủ cửa hàng quần áo trên đường Hùng Vương (TP. Pleiku) nhận xét: “Màn trình diễn quá tuyệt vời, đầy màu sắc của các nghệ nhân Tây Nguyên. Hoạt động này mang đến cho phố núi Pleiku một bầu sinh khí rất sôi động, mới mẻ. Tôi mong tỉnh sẽ tổ chức nhiều sự kiện tương tự để góp phần quảng bá cho du lịch địa phương”.

Những sắc thái riêng

20 đoàn cồng chiêng của 5 tỉnh không chỉ mang đến lễ hội một đại dàn cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, mà còn có những nghi lễ, lễ hội cổ truyền nhất của cư dân Trường Sơn-Tây Nguyên. Các hoạt động trong festival cũng cho thấy một đặc trưng lớn nhất, cơ bản nhất đã định hình sắc thái văn hóa của cư dân Tây Nguyên, đó là đời sống gắn với nương rẫy, gắn với rừng. Các nghi lễ, lễ hội phục dựng của các đoàn đã tái hiện sống động nét đặc trưng này.

Người Bahnar vẫn giữ được sắc phục cổ sơ theo kiểu choàng, quấn của cư dân Trường Sơn-Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người Bahnar vẫn giữ được sắc phục cổ sơ theo kiểu choàng, quấn của cư dân Trường Sơn-Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nhiều địa phương ở Gia Lai như Đak Pơ, Chư Păh, Đak Đoa, Ia Grai, Kbang, An Khê, Ayun Pa, Pleiku; hay người Mạ (tỉnh Lâm Đồng), người Giẻ Triêng (tỉnh Kon Tum) đều tái hiện lễ mừng lúa mới-một nghi lễ nông nghiệp quan trọng gắn với đời sống nương rẫy ngàn đời của cư dân Tây Nguyên. Trong khi đó, người M’Nông (tỉnh Đak Nông) tái hiện lễ “Tăm blang m’prang bon” (rào bon trồng cây blang) gắn với niềm tin về thế giới tự nhiên, gắn với làng, với rừng.

Đoàn nghệ nhân M'nông của tỉnh Đak Nông tái hiện màn đón khách trong lễ "rào bon trồng cây pơ lang". Ảnh: Hoàng Ngọc

Đoàn nghệ nhân M'nông của tỉnh Đak Nông tái hiện màn đón khách trong lễ "rào bon trồng cây pơ lang". nh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân H’Thương cho biết: “Đây là lễ hội tiêu biểu của người M’Nông Preh tỉnh Đak Nông, được tổ chức 3-5 năm một lần với quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều buôn làng. Cây pơ lang của người M’Nông là biểu tượng cho sức sống cộng đồng. Sức sống ấy được dâng cao mạnh mẽ bằng sự cố kết, vượt qua khó khăn, thử thách của chiến tranh, đói nghèo, rủi ro trong cuộc sống. Trong tâm thức, người M’Nông coi cây pơ lang như lực lượng “cảnh vệ”, bảo vệ buôn làng, thể hiện ý chí vươn lên của cộng đồng, thân thẳng như tấm lòng của họ. Người M’Nông cũng ước muốn được trường tồn, bất khuất như pơ lang”.

Nhiều lễ hội cũng được các dân tộc Bahnar, Jrai phục dựng, tái hiện sống động và sâu thẳm đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Tây Nguyên như: lễ đâm trâu, mừng nhà rộng mới, bỏ mả, cầu mưa, mừng chiến thắng…

Người Mạ tỉnh Lâm Đồng mang sắc trắng đặc trưng trong trang phục truyền thống. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người Mạ tỉnh Lâm Đồng mang sắc trắng đặc trưng trong trang phục truyền thống. Ảnh: Hoàng Ngọc

Theo dõi những lễ hội này, nữ nghệ nhân Ka Hành (tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ: “Người Bahnar, Jrai ở Gia Lai lưu giữ được nhiều lễ hội cổ truyền rất đặc sắc, khiến người xem phải choáng ngợp. Tôi thấy còn có nhiều nghệ nhân "nhí” ở các đoàn, điều đó cho thấy cộng đồng có hoạt động bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa rất mạnh mẽ. Đó cũng là điều mà chúng tôi học hỏi được rất nhiều”.

Sắc màu di sản. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sắc màu di sản. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân Đinh Thị Khop (đội cồng chiêng nữ huyện Kbang) tự hào chia sẻ: “Bà con rất vui, rất tự hào khi tham gia các hoạt động tại festival. Mình và cộng đồng mong muốn lan tỏa nét đẹp văn hóa, những phong tục truyền thống của người Bahnar để giao lưu, học hỏi với các dân tộc khác. Mình thấy văn hóa truyền thống rất thiêng liêng, rất quan trọng trong đời sống hiện nay. Nó giúp cộng đồng đoàn kết, gắn bó với nhau hơn, đồng thời còn tạo ra sản phẩm du lịch cộng đồng từ di sản văn hóa cồng chiêng”.

Không gian sinh hoạt văn hóa của đoàn nghệ nhân Bahnar, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Không gian sinh hoạt văn hóa của đoàn nghệ nhân Bahnar, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Gia Lai-cầu nối văn hóa

Festival Văn hóa cồng chiêng là dịp để các dân tộc Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy gái trị của di sản văn hóa cồng chiêng.

Ông Cao Thế Bảy-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đak Nông) cho biết: “Tôi rất ấn tượng với cách làm của tỉnh Gia Lai trong nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị của di sản cồng chiêng. Trước đó, đoàn nghệ nhân Lâm Đồng tham gia Festival Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018. Đó là một lễ hội được Gia Lai tổ chức rất thành công, mang ý nghĩa rất lớn trong việc làm cầu nối để quy tụ các dân tộc 5 tỉnh Tây Nguyên. Công tác tổ chức rất hay ở chỗ, tỉnh Gia Lai đưa các đoàn nghệ nhân về phố, nhưng vẫn tạo ra một sân khấu tự nhiên để cộng đồng các dân tộc phô diễn được hết cái nguyên sơ, mộc mạc của mình. Điều đó cũng tạo nên một không gian tôn vinh văn hóa và trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.

Các đoàn còn mang đến lễ hội các loại hình rối giật cùng nhiều hiện vật dân tộc học. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các đoàn còn mang đến lễ hội các loại hình rối giật cùng nhiều hiện vật dân tộc học. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bên cạnh đó, Gia Lai cũng là tỉnh làm rất tốt công tác bảo tồn, có số lượng cồng chiêng đứng đầu các tỉnh Tây Nguyên, cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn lưu giữ được hệ thống lễ hội vô cùng phong phú. Đó cũng là điều để tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên học hỏi”. Trong 2 ngày diễn ra, Festival Văn hóa cồng chiêng đã thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách, trong đó có nhiều du khách quốc tế.

Sự quyến rũ của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một lần nữa “ghi điểm” với bạn bè quốc tế. Chị Anouk và anh Tim (du khách Thụy Sỹ) sau khi trải nghiệm uống rượu cần, giã gạo, đánh cồng chiêng và tham gia một số lễ hội đã bày tỏ sự ấn tượng: “Một lễ hội với nhiều trải nghiệm tuyệt vời. Sự giàu có về văn hóa và ẩm thực rất ngon khiến chúng tôi thực sự ấn tượng và yêu quý vùng đất này”.

Du khách nước ngoài ngải triệm văn hóa bản địa tại Festival văn hóa cồng chiêng Gia Lai năm 2023. Ảnh: Hoàng Ngọc

Du khách nước ngoài ngải triệm văn hóa bản địa tại Festival văn hóa cồng chiêng Gia Lai năm 2023. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại lễ khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long-Trưởng ban Tổ chức Tuần Văn hóa-Du lịch chào mừng các đoàn cồng chiêng đại diện cho 11 dân tộc Tây Nguyên đã hội tụ về Gia Lai, cùng hòa tấu giai điệu cồng chiêng giữa đại ngàn xanh hùng vĩ. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc tổ chức Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023, đặc biệt là Liên hoan Văn hóa cồng chiêng nhằm tôn vinh giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; tạo sự giao lưu văn hóa, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực.

Đây cũng là dịp để quảng bá đến du khách trong và ngoài tỉnh về giá trị độc đáo của di sản cồng chiêng Tây Nguyên cùng với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và con người Gia Lai. Đó cũng là cơ hội để hợp tác, thu hút các nguồn lực đầu tư, góp phần xây dựng Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung ngày càng phát triển bền vững và giàu mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

(GLO)- Theo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hiện toàn tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.