FBI vào cuộc vụ nổ súng, ông Trump đi đâu chưa rõ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang được điều tra như một âm mưu ám sát, theo đài CNN.

Ông Anthony Guglielmi, Giám đốc truyền thông của Cơ quan Mật vụ Mỹ, nêu rõ vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử của ông Trump vào ngày 13-7 đang được coi là một cuộc điều tra của cơ quan này. Đồng thời, ông Guglielmi cho biết: "Cơ quan Mật vụ đã thực hiện các biện pháp bảo vệ và cựu tổng thống vẫn an toàn".

Sở Mật vụ cũng đã chính thức thông báo cho Cục Điều tra Liên bang (FBI). Về phía FBI, cơ quan này nói rằng "nhân viên của họ đang có mặt tại hiện trường ở TP Butler, bang Pennsylvania, và FBI sẽ tiếp tục hợp tác cùng với Cơ quan Mật vụ Mỹ".

FBI nói với báo The Hill rằng cơ quan này đảm nhận vai trò là cơ quan thực thi pháp luật liên bang dẫn đầu trong cuộc điều tra vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử của cựu Tổng thống Trump.

Quang cảnh ở khu vực vận động tranh cử sau vụ nổ súng. Ảnh: Reuters

Quang cảnh ở khu vực vận động tranh cử sau vụ nổ súng. Ảnh: Reuters

Fox News dẫn các nguồn thực thi pháp luật cho biết nghi phạm xả súng tại cuộc vận động tranh cử của ông Trump đã chết. Trong khi đó, tờ New York Post, đài CNN dẫn nguồn tin của Sở Mật vụ khẳng định kẻ xả súng đã bị nhân viên Mật vụ tiêu diệt.

Ông Gugliemi cập nhật trên mạng xã hội X rằng trong cuộc vận động tranh cử chiều 13-7, nghi phạm xả súng đã bắn nhiều phát súng vào sân khấu từ một vị trí trên cao bên ngoài địa điểm tổ chức vận động tranh cử.

Các nguồn thực thi pháp luật nói với CBS News rằng nghi phạm đã bắn bằng súng trường kiểu AR từ khoảng cách 70-90 m. Tay súng ở trên nóc một nhà kho bên ngoài vành đai an ninh do Cơ quan Mật vụ thiết lập.

Theo nguồn tin của New York Post, kẻ xả súng chỉ được xác định là một người đàn ông da trắng, ở vị trí bắn tỉa trên cao, cách xa bục phát biểu của ông Trump.

Các nguồn tin tiết lộ nghi phạm vẫn chưa được xác định danh tính vì có vẻ như người này không mang theo giấy tờ tùy thân. Nghi phạm không có mặt trong đám đông tại sự kiện tranh cử của ông Trump.

Xe cảnh sát, mật vụ tại tòa nhà hiện trường. Ảnh: CNN

Xe cảnh sát, mật vụ tại tòa nhà hiện trường. Ảnh: CNN

Một nguồn tin thực thi pháp luật cấp cao nói với New York Post: "Ông Trump suýt bị bắn thủng mặt". Một đoạn ghi hình sau vụ nổ súng cho thấy một người đàn ông đã chết trong bộ quân phục sáng màu nằm trên sân thượng cách xa sân khấu.

Đài BBC đã phỏng vấn một số người ủng hộ ông Trump bên ngoài sự kiện, họ mô tả việc nhìn thấy một người khả nghi "bò" lên nóc một tòa nhà gần đó trước vụ nổ súng.

Vụ nổ súng xảy ra chỉ hai ngày trước khi Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa ở TP Milwaukee bắt đầu.

Hai nguồn tin xác nhận với CBS News rằng đoàn xe của ông Trump rời bệnh viện Butler Memorial trước 21 giờ 30 phút (giờ địa phương) ngày 13-7. Không rõ ông Trump sẽ đi đâu.

Ban đầu, ông Trump lên kế hoạch đến dinh thự ở Bedminster, bang New Jersey, trước khi khởi hành đến Milwaukee để tham dự hội nghị.

Có ít nhất 8 tiếng súng đã vang lên khi ông Trump vừa bắt đầu bài phát biểu

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

null