Đường dây sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả trị giá hơn 51 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 24/4, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử 13 bị cáo trong vụ án sản xuất và buôn bán sách giáo khoa giả với quy mô lớn. Tuy nhiên, phiên tòa đã bị tạm hoãn sau phần thủ tục do vắng mặt nhiều người có quyền lợi liên quan và có đơn xin hoãn từ luật sư của hai bị cáo.

Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Trung Luật (1981, trú trú quận 12, TPHCM) được xác định là người cầm đầu, tổ chức in ấn và phân phối hơn 1,6 triệu cuốn sách giả, giả mạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại học Sư phạm TP.HCM, tổng giá trị lên tới hơn 51 tỷ đồng. Luật bị xét xử về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả".

Các bị cáo tại phiên tòa.
Các bị cáo tại phiên tòa.

Các bị cáo Phan Xuân Năng (SN 1990, trú quận 12, TPHCM) và Trần Huy Cường (SN 1971) và Phạm Ngọc Quang (SN 1977, cùng trú quận Gò Vấp, TPHCM) bị xét xử cùng về tội “Sản xuất hàng giả”.

Ngoài ra, các bị cáo Lê Hà Thanh (SN 2001, trú huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Phạm Thạch Kim Điền (SN 1985, trú quận Bình Tân, TPHCM), Phạm Đức Hậu (SN 1973, trú quận 8, TPHCM), Nguyễn Văn Tiến (SN 1994, trú quận 12, TPHCM), Phạm Tin (SN 1982, trú TP. Thủ Đức, TPHCM), Lê Duy Quang (SN 1982, trú quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), Lê Minh Trí (SN 1988, trú quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), Nguyễn Văn Ánh (SN 1980, trú quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), Trần Ngọc Tấn (SN 1990, trú huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) cùng về tội “Buôn bán hàng giả”.

Theo nội dung cáo trạng, Luật đã điều phối chặt chẽ quá trình sản xuất và phân phối. Các đồng phạm được phân công từng công đoạn như in ấn, sản xuất bản kẽm, vận chuyển và tiêu thụ.

Riêng bị cáo Phạm Thạch Kim Điền ký 251 đơn hàng với gần 1,2 triệu cuốn sách, trị giá khoảng 38 tỷ đồng. Các sách giả được phân phối đến nhiều nhà sách ở Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh khác với chiết khấu cao nhằm thu lợi.

Lực lượng chức năng đã kịp thời phát hiện và thu giữ gần 386.000 cuốn thành phẩm và hơn 347.000 bản in chưa hoàn thiện.

Tại phiên tòa, 9 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt, 31 người vắng mặt không có lý do.

Sau phần thủ tục khai mạc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã công bố 2 đơn xin hoãn phiên tòa của luật sư bào chữa cho 2 trong số 13 bị cáo.

Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa, đồng thời ấn định lịch đưa vụ án ra xét xử vào ngày 12/5/2025.

Theo Nguyễn Thành (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Gặp mặt những người trực tiếp tham gia giải phóng tỉnh Gia Lai và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975

Gặp mặt những người trực tiếp tham gia giải phóng tỉnh Gia Lai và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975

(GLO)- Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), sáng 22-4, Ban Thường vụ Đảng ủy các Cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai tổ chức gặp mặt những người trực tiếp tham gia giải phóng tỉnh Gia Lai và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

Trong số 573 nhãn hiệu sữa bột giả mới được công bố có đến 305 nhãn hiệu được nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình. Một cán bộ Sở Y tế Hoà Bình cũng phải thốt lên đây là chuyện "khủng khiếp", người dân có quyền nghi ngờ có khuất tất.