“Đường chay” Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ở phố núi Pleiku, nếu như trục đường Cao Thắng-Phan Đình Phùng là xuất phát điểm của các quán chay thì đường Tăng Bạt Hổ lại là nơi hữu duyên hội tụ và phát triển thành “con đường chay” bình dân được nhiều người biết đến với chuỗi hàng quán Thanh Thảo, An Bình, An Tâm, An Phú, An Nhiên, Bình An.

Buôn có bạn, bán có phường

Từ năm 2004 trở về trước, đường Phan Đình Phùng và Cao Thắng là nơi tập trung một số quán chay quen thuộc với nhiều người dân như: Thanh Thảo, Thiên Ý, Chín Duyên, Thanh Tâm. Trong những năm 2004-2005, quán chay Thanh Thảo đã dịch chuyển địa điểm kinh doanh sang đường Tăng Bạt Hổ. Từ đây, “con đường chay” bình dân đã hình thành.

Buổi trưa là khung giờ quán chay Thanh Thảo luôn hoạt động sôi nổi, nhộn nhịp hết công suất. Ảnh: Sơn Ca

Buổi trưa là khung giờ quán chay Thanh Thảo luôn hoạt động sôi nổi, nhộn nhịp hết công suất. Ảnh: Sơn Ca

Năm 2009, quán chay Thanh Thảo được chuyển giao cho thế hệ thứ hai là vợ chồng ông Trần Minh Nhã. Hoạt động kinh doanh của quán chay Thanh Thảo vừa hướng tới sự đổi mới, đa dạng menu, vừa tập trung vào yếu tố chất lượng và giá cả hợp lý. Nhờ đó, quán ngày càng phát triển ổn định về lượng khách, từng bước mở rộng quy mô hoạt động xuyên suốt tại số 32 Tăng Bạt Hổ hiện nay. Chủ quán Trần Minh Nhã cho biết: “Quán Thanh Thảo đã trải qua 2 thế hệ với gần 30 năm hoạt động. Chúng tôi luôn xác định kinh doanh phải bằng cái tâm, làm ra những món ăn chất lượng hợp khẩu vị thì mới giữ chân khách hàng lâu dài”.

Từ một quán chay nhỏ ban đầu trên đường Tăng Bạt Hổ, theo thời gian, quán Thanh Thảo trở thành tâm điểm hút khách. Đây cũng chính là động lực các quán chay khác góp mặt trên tuyến đường này, trong đó có chuỗi quán chay của đại gia đình họ Lâm.

Kể về cơ duyên với lĩnh vực ẩm thực chay, bà Lâm Thị Minh Loan-Chủ quán chay An Phú (48 Tăng Bạt Hổ) bộc bạch: “Trong gia đình tôi có cô em thứ 7 là Lâm Thị Minh Long ăn chay trường, là người mở quán chay chữ An đầu tiên lấy tên An Lạc. Sau đó, mấy chị em chúng tôi đã chuyển hướng kinh doanh cùng nhau mở quán chay An Bình, rồi lần lượt là quán chay An Tâm, An Phú, An Nhiên, Bình An. Hơn 10 năm qua, các quán chay đều phát triển ổn định về quy mô, lượng khách”.

Buôn có bạn, bán có phường. Số lượng quán chay trên đường Tăng Bạt Hổ hiện chiếm hơn một nửa số quán chay có tên tuổi trên địa bàn TP. Pleiku. Một điểm chung dễ nhận thấy ở các quán chay đường Tăng Bạt Hổ là cho dù phải thay đổi vị trí mặt bằng hoặc mở rộng quy mô kinh doanh thì giữa vị trí cũ và mới có cự ly tương đối gần nhau. Đồng thời, đặc thù hoạt động kinh doanh mang tính kế thừa, tiếp nối các thế hệ trong gia đình.

Các quán chay trên đường Tăng Bạt Hổ luôn chú trọng chất lượng nguyên liệu đầu vào để làm ra các món ăn ngon lành, đẹp mắt. Ảnh: S.C

Các quán chay trên đường Tăng Bạt Hổ luôn chú trọng chất lượng nguyên liệu đầu vào để làm ra các món ăn ngon lành, đẹp mắt. Ảnh: S.C

Đơn cử như quán Thanh Thảo hay chuỗi quán chay chữ An của đại gia đình họ Lâm, hầu hết vị trí, khâu đứng bếp chính đều do vợ chồng, con cái trong gia đình trực tiếp đảm nhiệm. Bà Lâm Thị Minh Liêm-Chủ quán chay Bình An (49 Tăng Bạt Hổ) tâm sự: “Hồi trước, tôi chỉ ăn chay đúng ngày mùng 1 Tết. Sau hơn 10 năm mở quán chay, tôi dần tìm thấy niềm vui trong việc ăn chay, nấu các món chay ngon phục vụ mọi người, tinh thần ngày càng nhẹ nhàng thoải mái hơn. Hiện nay, cả gia đình đều tập trung công sức vào hoạt động của quán, nâng cao chất lượng món ăn với mong muốn mang đến sự hài lòng cho thực khách”.

Muôn sắc nhân duyên

Là mảng kinh doanh dịch vụ ẩm thực chay, ngày thường, hầu hết các quán bắt đầu đỏ lửa lúc 3-4 giờ sáng. Đối với ngày rằm, mùng 1, thời gian đỏ lửa sớm hơn, khoảng 1-2 giờ. Menu dao động từ 20 đến 50 món, đa dạng khẩu vị ẩm thực 3 miền như: bún riêu, bún bò, phở, lẩu, cơm, cari, bánh xèo, bánh ướt, bánh mì... Chia sẻ thêm về đặc thù quán chay, bà Loan cho biết: “Kể từ khi mở quán đến nay, tôi là người đứng bếp chính. Bếp chay vất vả hơn bếp mặn vì số lượng món phục vụ hàng ngày rất nhiều nên thời gian đứng bếp kéo dài. Tuy nhiên, khi thấy khách hàng tin tưởng và hài lòng với thức ăn của quán, tiếp tục quay trở lại ủng hộ quán thì mọi mệt nhọc như tan biến”.

Là một trong những khách hàng lâu năm của quán chay Thanh Thảo, bà Nguyễn Thị Hiền (tổ 1, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) chia sẻ: “Thông thường, ngày mùng 1, ngày rằm thì cả gia đình tôi chọn ăn chay như một cách cân bằng năng lượng. Tôi biết đến quán chay này từ thời còn người chủ quán cũ. Khi quán chuyển địa điểm sang phía góc đường đối diện rộng rãi hơn, nhiều món ăn hơn nhưng chất lượng, hương vị vẫn không thay đổi”.

Còn chị Dương Thị Bích Thảo (tổ 9, phường Yên Đổ, TP. Pleiku) thì cho hay: “Tôi thường ăn chay xen kẽ với các bữa ăn mặn, kết hợp với tập yoga nên sức khỏe có sự cải thiện rất rõ. Tôi hay chọn mua đồ chay tại các quán chay trên đường Tăng Bạt Hổ vì món ăn đa dạng, nhiều loại rau củ tươi mới, giá cả lại bình dân”.

Chuỗi quán chay chữ An luôn có sự kết nối, kế thừa hoạt động từ các thế hệ trong cùng một gia đình. Ảnh: Sơn Ca

Chuỗi quán chay chữ An luôn có sự kết nối, kế thừa hoạt động từ các thế hệ trong cùng một gia đình. Ảnh: Sơn Ca

Đối với đội ngũ nhân viên, công việc tại các quán chay không chỉ là mưu sinh mà còn là nơi để tìm thấy tình cảm ấm áp như một gia đình. Chị Nguyễn Thị Hương-nhân viên quán chay An Phú-bộc bạch: “Tôi thích ăn chay đã 10 năm rồi. Từ một khách hàng quen, nhận thấy công việc ở quán khá phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình nên tôi xin vào làm. Ở đây, mọi người rất vui vẻ, hòa đồng và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau”.

Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, sự lan tỏa tích cực từ các trào lưu, xu hướng sống xanh thì nhu cầu ăn chay ngày càng phát triển. Ăn chay không chỉ vì yếu tố tâm linh mà còn là vấn đề chăm sóc sức khỏe hoặc nhu cầu cân bằng dinh dưỡng, thay đổi khẩu vị.

Theo ông Nhã: “Những năm gần đây, xu hướng ăn chay và độ tuổi ăn chay ngày càng trẻ hóa, tăng đều ở đối tượng khách hàng là dân văn phòng, công sở, người lao động. Đặc biệt, đối tượng khách hàng là học sinh THPT đang chiếm tới 30% lượng khách. Điều này cho thấy, các bạn trẻ rất quan tâm đến vấn đề cân bằng dinh dưỡng sức khỏe và các yếu tố tác động môi trường”.

Từ thực tế hoạt động kinh doanh ẩm thực chay cho thấy, đây vừa là lĩnh vực có nhiều áp lực cạnh tranh nhưng đồng thời cũng còn dư địa phát triển. Đối với những quán chay đã định vị được thương hiệu, tên tuổi, việc xây dựng đội ngũ kế thừa là minh chứng cho hướng đi phát triển ổn định.

Chị Phạm Thị Hoàng Trúc-con gái của chủ quán chay An Phú-vui vẻ cho biết: “Tôi đã từng làm nhiều công việc như kế toán, kinh doanh nhưng không thấy được niềm vui, động lực thực sự để theo lâu dài. Cho đến khi quyết định rẽ hướng theo nghề chay và gắn bó với công việc này, tôi thấy cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, ý nghĩa hơn khi góp phần mang lại lợi ích về sức khỏe, tinh thần cho mọi người”.

Cùng chung tâm thế gắn bó với công việc kinh doanh của gia đình, chị Nguyễn Lê Ngọc Quỳnh-con dâu chủ quán chay Bình An-chia sẻ: “Trong xu thế hiện nay, nhu cầu về ẩm thực chay ngày càng phát triển. Chúng tôi tập trung đưa tới những món ăn chay ngon, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng”.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.