Đừng để con sa đà trong thế giới ảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Câu chuyện bé gái 5 tuổi (ngụ quận Tân Phú, TP HCM) tử vong vì học theo "trò chơi treo cổ" trên YouTube lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động.
 


Trước đó không lâu, bé trai 9 tuổi ở Phú Thọ bắt chước clip trên YouTube nuốt chiếc kềm bấm móng tay vào bụng. Hay 4 em nhỏ ở Yên Sơn, Tuyên Quang phải nhập viện vì ngộ độc sau khi học theo video nướng cóc trên YouTube…

Hiện nay, từ trẻ nhỏ đến người lớn, đi đâu cũng hỏi pass của wifi thay cho câu chào hỏi. Wifi giờ đây chẳng khác nào một loại "oxy hiện đại" của không ít người. Đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh những người cắm mặt, giam hãm mình vào chiếc điện thoại. Trong khi đó, hàng triệu clip đăng tải lên mạng mỗi ngày thuộc đủ loại thượng vàng hạ cám.

Thiết bị công nghệ không có lỗi, đáng trách là phụ huynh đã thờ ơ, vô trách nhiệm, không làm gương cho con. Thậm chí có cha mẹ quá vô tư giao cho con điện thoại trong đó có những trình duyệt, đường link mà mình thường sử dụng và thật sự nguy hiểm khi đó là những nội dung phản cảm, thiếu lành mạnh... Nhiều người không hề biết con xem nội dung gì, để mặc cho con tìm kiếm thứ mình thích để rồi trẻ bị dẫn dắt vào những cạm bẫy lúc nào không biết.

Sẽ rất khó khăn khi phụ huynh cấm con dùng điện thoại khi bản thân vẫn liên tục sử dụng để truy cập. Vì lẽ đó, cần đưa ra các quy tắc về bàn ăn không thiết bị điện tử, nơi cha mẹ, con cái có thể chia sẻ, lắng nghe nhau. Phụ huynh cũng nên thiết lập thời gian biểu cụ thể và nêu gương cho con trong việc cân đối thời gian học tập, sinh hoạt, sử dụng mạng internet. Tuyệt đối không để trẻ sử dụng cùng tài khoản với người lớn; cũng không nên áp đặt, cấm đoán mà hãy nhẹ nhàng hướng dẫn và trao đổi để con hiểu và nhận biết phải hành xử ra sao trong thế giới ảo.

Theo Chung Thanh Huy (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

(GLO)- Tin từ Bệnh viện Nhi Gia Lai, khoảng 10 giờ ngày 16-4, bảo vệ Bệnh viện Nhi phát hiện một bé gái khoảng 8 đến 9 tháng tuổi bị bỏ rơi ở sảnh khám bệnh viện trong tình trạng hoảng sợ, khóc đòi mẹ. Bảo vệ đã thông báo vụ việc cho ban lãnh đạo bệnh viện nắm thông tin. 

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.