Đức Cơ: Sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác thiếu hợp lý, đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, huyện Đức Cơ đã triển khai mô hình sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô.

   Chị Lương Thị Thanh Huyền kiểm tra chất lượng giống hồ tiêu nuôi cấy mô. Ảnh: L.N
Chị Lương Thị Thanh Huyền kiểm tra chất lượng giống hồ tiêu nuôi cấy mô. Ảnh: L.N

Những năm qua, diện tích hồ tiêu trồng tự phát trên địa bàn huyện Đức Cơ không ngừng gia tăng. Hiện tổng diện tích hồ tiêu của huyện khoảng 600 ha. Tuy nhiên, người trồng hồ tiêu chủ yếu sử dụng dây lươn và dây chính chưa được kiểm soát nguồn gốc, sâu bệnh ký sinh để làm giống nên khi trồng cây dễ bị nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao làm thiệt hại về kinh tế.

Trước thực tế trên, huyện Đức Cơ đã triển khai mô hình sản xuất giống hồ tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô. Theo đó, huyện triển khai 15 mô hình với tổng diện tích 2,5 ha tại các xã: Ia Dom, Ia Din, Ia Nan, Ia Krêl và thị trấn Chư Ty. Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 1 tỷ đồng (nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ tỉnh 335 triệu đồng, người dân đóng góp hơn 709 triệu đồng). Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua giống cây hồ tiêu nuôi cấy mô, cây trụ sống và công kỹ thuật; hỗ trợ 50% kinh phí mua các loại nấm, men vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân hóa học. Người dân tham gia dự án đối ứng 100% kinh phí làm trụ bê tông, mua phân chuồng, trả công lao động.    

Dẫn chúng tôi đi tham quan những vườn hồ tiêu vừa trồng sử dụng giống được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, chị Lương Thị Thanh Huyền-Chủ nhiệm đề án, cho biết: Đây là một dự án mang tính ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Việc sử dụng nguồn giống hồ tiêu sạch bệnh được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu điểm vượt trội so với những giống được ươm bằng dây lươn và dây chính như cây giống có bộ rễ khỏe mạnh, hoàn chỉnh, cây có sức sống mạnh, có khả năng đề kháng tốt với dịch bệnh nguy hiểm, chất lượng cây giống đồng đều, kéo dài tuổi thọ cho cây... Chị Ngô Thị Lĩnh (làng Ia Khop, xã Ia Krêl), một trong 15 hộ tham gia mô hình sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô, vui vẻ cho biết: Gia đình tôi hiện có hơn 400 trụ tiêu được trồng bằng dây lươn ươm nên tỷ lệ sống không cao, phải trồng dặm vài lần mới hoàn thiện được. Vừa rồi, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ để tham gia mô hình sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích 2 sào (khoảng 360 trụ), tôi thấy cây giống phát triển rất tốt do bộ rễ rất khỏe, tỷ lệ sống đạt gần 100%. Hy vọng với mô hình này, cây hồ tiêu phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh và cho năng suất cao, giúp gia đình phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Quốc Tư-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ, cho biết thêm: Sản xuất cây giống hồ tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô là sử dụng những mô được lấy từ những cây mẹ ngoài tự nhiên có khả năng kháng bệnh, năng suất cao. Với phương pháp này sẽ tạo ra hàng loạt cây giống giữ nguyên bản chất di truyền và năng suất của cây mẹ. Ngoài ra, cây giống được tạo ra trong môi trường cấy mô thì bộ rễ rất khỏe, khả năng sinh trưởng nhanh hơn so với giống ươm bằng phương pháp truyền thống. Ưu điểm vượt trội hơn nữa đó là một số giống không thể ươm bằng phương pháp dâm dây lươn như tiêu Phú Quốc thì phương pháp nuôi cấy mô có thể cho ra hàng loạt giống này từ những mô của cây mẹ. Áp dụng mô hình này sẽ giúp người dân giảm tỷ lệ cây chết khi xuống giống khoảng 20% so với giống thông thường; giảm tỷ lệ sâu bệnh hại; cây phát triển đồng đều. Mô hình này cũng sẽ giúp người dân thay đổi nhận thức từ việc sử dụng giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc sang sử dụng giống có chất lượng cao hơn.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.