Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam.

Chiều 11-5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao VN đến thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước nước CHND Trung Hoa và tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai và con đường”, theo lời mời của Tổng bí thư - Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình.

 

Tổng bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
Tổng bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Tổng bí thư - Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đoàn đại biểu cấp cao VN. Lễ đón được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia, với dàn quân nhạc và 21 loạt đại bác được bắn tại quảng trường Thiên An Môn.

Phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị

Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng bí thư - Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành hội đàm tại Đại lễ đường Nhân dân. Ông Tập Cận Bình khẳng định chuyến thăm cấp nhà nước Trung Quốc (TQ) đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước CHXHCN VN của Chủ tịch Trần Đại Quang có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện VN - TQ.

Ông Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân TQ coi trọng cao độ quan hệ hợp tác hữu nghị với VN, sẵn sàng nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân VN tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định. Đồng thời cho biết sẽ tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới VN và tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng tới đây.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước VN luôn coi trọng, chân thành mong muốn phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước TQ. Đây là sự lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của VN.

Việt Nam kiên trì lập trường trên Biển Đông

Tại buổi hội đàm kéo dài 1 giờ, hai nhà lãnh đạo cũng đi sâu vào các vấn đề cụ thể nhằm tăng cường tin cậy, củng cố tình hữu nghị, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, đưa quan hệ VN - TQ tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.

Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước nhằm định hướng chiến lược, chỉ đạo thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác; tổ chức tốt cuộc gặp đại diện hai Bộ Chính trị; phát huy tốt vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương VN - TQ, triển khai kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020...; đồng thời, áp dụng các biện pháp hữu hiệu tăng cường thương mại song phương phát triển cân bằng; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các văn phòng xúc tiến thương mại VN tại một số địa phương TQ; khuyến khích doanh nghiệp hai bên tăng cường trao đổi thương mại, nhất là các mặt hàng nông, thủy hải sản, thực phẩm...

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị TQ áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm dần tình trạng nhập siêu của VN, nhất là tăng cường nhập khẩu các mặt hàng nông sản liên quan đến lợi ích thiết thực của nông dân VN; sớm trao đổi, ký kết gia hạn Thỏa thuận về đường dây nóng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển; tăng cường hợp tác sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông - Lan Thương...

Về vấn đề trên biển, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định lập trường nhất quán của VN là kiên trì giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc nhận thức chung, các thỏa thuận, cam kết đã ký kết, nhất là Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển; kiểm soát tốt bất đồng, không có các hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp; xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá và hoạt động của ngư dân; thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu cùng ASEAN hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong năm 2017 nhân dịp kỷ niệm 15 năm ký DOC.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 16-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Trịnh Duy Thuân làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và các gia đình có công trên địa bàn TP. Pleiku.

Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Gia Lai: Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị kết nối đến 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với 978.532 đại biểu tham dự. Tại Gia Lai có gần 12.000 đại biểu tham dự.

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Theo phương án đề xuất, Bộ Tài chính sẽ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính. Bộ Nội vụ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. Bộ Xây dựng giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng...