Đưa nguồn vốn ưu đãi đến người dân huyện Kông Chro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Kông Chro, Gia Lai đã tích cực triển khai các chương trình cho vay, kịp thời đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, nhiều hộ đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và vươn lên thoát nghèo.
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Trước đây, nguồn thu nhập của gia đình anh Đinh Văn Quil (làng Hưnh Đak, xã Kông Yang) chủ yếu trông vào 2 ha mía. Tuy nhiên, giá mía ngày càng giảm khiến gia đình anh lâm vào cảnh khó khăn. Đầu năm 2016, anh được Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện vay 30 triệu đồng để chuyển đổi diện tích mía sang trồng mì, ớt và mua bò về nuôi. Anh Quil cho hay: “Sau khi được vay vốn, tôi đầu tư trồng 1,5 ha mì và 0,5 ha ớt. Chỉ trong năm 2016, sau khi bán mì, ớt, trừ các khoản chi phí, gia đình tôi thu lãi gần 100 triệu đồng. Năm 2017, được gia đình bên vợ cho mượn 5 sào đất, tôi quyết định vay thêm 35 triệu đồng để đầu tư trồng ớt. Tôi đã xây được căn nhà trị giá 120 triệu đồng và mua được máy cày để phục vụ sản xuất. Ngoài ra, đàn bò của gia đình từ 2 con nay đã tăng lên 5 con. Gia đình tôi đã thoát nghèo, có nguồn thu nhập ổn định”.
Lãnh đạo Hội Nông dân xã và cán bộ ngân hàng trao đổi với chị Đinh Thị Đinl về tình hình phát triển sản xuất. Ảnh: N.S
Lãnh đạo Hội Nông dân xã và cán bộ ngân hàng trao đổi với chị Đinh Thị Đinl về tình hình phát triển sản xuất. Ảnh: N.S
Gia đình chị Đinh Thị Đinl vốn là hộ nghèo của làng Hưnh Dơng, xã Kông Yang. Năm 2016, được vay 40 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện theo chương trình hộ nghèo, chị đã đầu tư trồng 4 ha mì, 2 sào ớt và nuôi bò. Trừ các khoản chi phí, bình quân mỗi năm, gia đình chị thu được 70-80 triệu đồng. Chị Đinl nói: “Gia đình tôi đã thoát nghèo, kinh tế phát triển ổn định nhờ vốn vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện. Đây cũng là cơ sở để gia đình tôi tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu”.
Ông Trần Xuân Ánh-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Kông Yang-cho biết: Thời gian qua, Hội Nông dân xã đã làm tốt vai trò cầu nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để các hội viên được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Đến nay, Hội Nông dân xã đã có 13 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ hơn 16,8 tỷ đồng. Từ nguồn vốn được vay, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Nỗ lực đưa nguồn vốn về với người dân
Với 14 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi dành cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH trở thành nguồn lực quan trọng trong công tác giảm nghèo. Năm 2018, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kông Chro đã giải ngân cho 2.789 lượt khách hàng, trong đó có 905 lượt hộ nghèo, 244 lượt hộ cận nghèo, 582 lượt hộ mới thoát nghèo... vay trên 75 tỷ đồng theo các chương trình tín dụng. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 7.434 hộ vay vốn với dư nợ trên 225 tỷ đồng. Có vốn vay, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
 Anh Đinh Văn Quil (bìa phải) trò chuyện cùng lãnh đạo Hội Nông dân xã và cán bộ ngân hàng về tình hình phát triển sản xuất của gia đình sau khi vay vốn. Ảnh: N.S
Anh Đinh Văn Quil (bìa phải) trò chuyện cùng lãnh đạo Hội Nông dân xã và cán bộ ngân hàng về tình hình phát triển sản xuất của gia đình sau khi vay vốn. Ảnh: N.S
Ông Ngô Trần Hậu-Phó Giám đốc phụ trách Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kông Chro-cho biết: Đơn vị luôn làm tốt vai trò cầu nối giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống. Đồng thời, đơn vị đã phối hợp tốt với các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác tổ chức triển khai các chương trình tín dụng, bình xét cho vay và phối hợp giải ngân kịp thời để đồng vốn đến tay các đối tượng thụ hưởng đạt hiệu quả. Điều này đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện giải quyết được vấn đề vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống và qua đó không chỉ xóa nghèo cho mình mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ khác cùng thoát nghèo.
“Để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH, thời gian tới, đơn vị sẽ tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương ưu tiên nguồn vốn cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, tranh thủ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH cấp trên và nguồn vốn ủy thác của địa phương để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo; phối hợp với chính quyền cơ sở, các đoàn thể làm tốt công tác rà soát đảm bảo cho vay đúng đối tượng; tập trung tuyên truyền về chính sách cho vay mới là nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng/hộ, thời gian cho vay tối đa 120 tháng. Từ đó, giúp các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng sự ưu đãi của Nhà nước, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn”-ông Hậu cho biết thêm.
 NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null