DOVECO Gia Lai mở lối cho ngành sản xuất rau quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trung tâm Chế biến rau quả của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) tại huyện Mang Yang đi vào hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc mở lối cho ngành sản xuất rau quả của không chỉ tỉnh Gia Lai mà cả khu vực Tây Nguyên phát triển. 

 

Phát triển vùng nguyên liệu rộng lớn

Ông Đinh Gia Nghĩa-Phó Tổng Giám đốc DOVECO, Giám đốc DOVECO Gia Lai-cho rằng: Gia Lai có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong canh tác. Đây cũng là vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loại rau, cây ăn quả. Một yếu tố nữa rất quan trọng là tỉnh có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, luôn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, phát triển. Do đó, DOVECO đã chọn Gia Lai làm điểm đến để đầu tư phát triển trồng trọt, chế biến rau quả xuất khẩu.

Cũng theo ông Nghĩa, có 2 yếu tố bảo đảm hiệu quả đầu tư là thị trường đầu ra và vùng nguyên liệu đầu vào sản xuất. Với thị trường đầu ra, DOVECO là một trong những thương hiệu hàng đầu ở lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu rau quả không chỉ tại thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế. Sản phẩm của DOVECO hiện xuất khẩu đến 50 quốc gia, tập trung chủ yếu vào thị trường Nhật Bản (10%), Mỹ (13%), Israel (27%), các nước EU (33%)... Các sản phẩm xuất khẩu chiến lược của DOVECO chủ yếu là dứa lạnh, dứa hộp, nước dứa cô đặc, nước chanh dây cô đặc, vải lạnh, mơ lạnh, rau chân vịt... Với thị trường trong nước, sản phẩm của DOVECO đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn nhỏ và đang chiếm thị phần khá lớn.

 Thu hoạch chanh dây. Ảnh: NGUYỄN LINH VINH QUỐC
Thu hoạch chanh dây. Ảnh: NGUYỄN LINH VINH QUỐC



Trồng trọt, chế biến rau quả được đánh giá là một trong những ngành hứa hẹn nhất của nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, doanh nghiệp chế biến rau quả chỉ chiếm 2,19% số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ chế biến thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tất cả những điều đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có DOVECO.

Về vùng nguyên liệu phục vụ hoạt động chế biến của đơn vị, ông Dư Văn Hoàn-Trưởng phòng Nguyên liệu Trung tâm Chế biến rau quả DOVECO Gia Lai-thông tin: DOVECO hiện đã phát triển vùng nguyên liệu gần 20.000 ha tại các địa phương như: Phú Thiện, Kông Chro, Ia Pa, Đak Pơ, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Kông Chro, Kbang, Ia Grai, Đak Đoa, Mang Yang, An Khê và Ayun Pa. Công ty cũng đã phát triển vùng nguyên liệu sang Đak Lak, Kon Tum với diện tích 1.000 ha. Bước đầu, Công ty đã ký hợp đồng với nông dân và các tổ chức để trồng-tiêu thụ sản phẩm chanh dây, xoài, dứa, rau chân vịt, bắp ngọt, cải bó xôi. Theo kế hoạch, đến năm 2020, vùng nguyên liệu của Công ty sẽ đạt từ 25.000 ha đến 30.000 ha và hình thành vùng trồng bền vững theo định hướng phát triển của tỉnh.

Cơ hội để nông dân làm giàu

Ông Đinh Gia Nghĩa cho biết, theo thống kê hàng năm, tổng sản lượng thu hoạch rau củ quả của nước ta đạt 25 triệu tấn. Trong đó, sản lượng được đưa vào chế biến mới chỉ đạt 37%. Từ tính toán trên cho thấy, số lượng rau củ quả sau thu hoạch trên thị trường còn rất nhiều. Vì vậy, bước đầu của quá trình xây dựng vùng nguyên liệu tại Gia Lai, Trung tâm sẽ tiếp tục mua nguyên liệu của nhiều vùng lân cận khác để chế biến.

 Dây chuyền xử lý hiện đại của DOVECO Gia Lai. Ảnh: Đ.T
Dây chuyền xử lý hiện đại của DOVECO Gia Lai. Ảnh: Đ.T

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Các địa phương đang rà soát diện tích trồng rau, cây ăn quả để quy hoạch vùng nguyên liệu. Với nhu cầu mỗi năm xuất khẩu hàng chục ngàn tấn rau, trái cây thì sản xuất sạch theo hướng nhỏ lẻ hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu sản lượng. Vì vậy, nông dân phải liên kết lại thông qua hợp tác xã, doanh nghiệp tạo thành vùng nguyên liệu sản xuất để cung cấp số lượng lớn mà thị trường yêu cầu. Đây là mấu chốt để phát triển nông nghiệp bền vững và toàn diện theo chuỗi giá trị.


Thực tế, việc hình thành vùng nguyên liệu của DOVECO ở Gia Lai hiện vẫn còn một số khó khăn. Bởi trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân còn gặp khó về vốn đầu tư, chưa mạnh dạn chuyển đổi do thói quen truyền thống hoặc do trước đây từng có doanh nghiệp khác ký hợp đồng trồng và bao tiêu nông sản nhưng không tuân thủ hợp đồng, không thu mua sản phẩm. Để xóa tan những nghi ngại đó, DOVECO đã xây dựng trung tâm chế biến tại địa phương, có chính sách bao tiêu sản phẩm với giá cả phù hợp và hỗ trợ kỹ thuật trồng cho nông dân. Nhờ tạo được niềm tin với nông dân, bước đầu, việc liên kết sản xuất nguyên liệu đã có kết quả tốt, hứa hẹn sự kết nối bền vững, chặt chẽ và hiệu quả giữa các bên, tạo tiền đề cho việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao ở Gia Lai nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung. Ngoài việc tiêu thụ nông sản cho nông dân, DOVECO cũng góp phần tạo việc làm ổn định cho khoảng 5.500 lao động trên địa bàn với mức thu nhập bình quân 8-10 triệu đồng/người/tháng.

Ông Ngô Công Thanh-Tổ trưởng tổ liên kết trồng chanh dây ở thôn 2 (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) cho hay: Năm 2019, tổ liên kết gồm 38 hộ đã ký hợp đồng với DOVECO trồng chanh dây trên diện tích 12 ha. Công ty cung cấp giống, vật tư phân bón đảm bảo chất lượng nhưng không tính lãi và chuyển giao kỹ thuật. Đến nay, trung bình 1 ha, nông dân thu được 100 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Thời gian đến, chúng tôi sẽ thu hút thêm nhiều thành viên tham gia tổ và mở rộng diện tích trồng thêm những cây khác cung cấp nguyên liệu cho trung tâm chế biến của DOVECO.

Theo nhìn nhận của ông Đinh Gia Nghĩa, định hướng phát triển cây ăn quả và rau của tỉnh Gia Lai với diện tích lớn sẽ tạo tiền đề hình thành vùng nguyên liệu mới trên bản đồ vùng trồng rau quả của cả nước. Việc chuyển đổi cây trồng, dần thay thế những cây trồng kém hiệu quả là một chủ trương đúng đắn khi mà tiềm năng tiêu thụ nội địa và mở rộng xuất khẩu rau quả đang ngày càng tăng. “Định hướng này giúp Công ty xác định được vùng trồng, chủ động về chất lượng, tự tin giới thiệu với khách hàng khắp nơi quy trình khép kín từ trồng đến chế biến sản phẩm. Qua đó, khách hàng của Công ty trên khắp thế giới có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm và biết được xuất xứ hàng hóa là Gia Lai-Việt Nam”-ông Nghĩa kỳ vọng.

 

QUANG VĂN-NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null