Đột quỵ vì tự ngưng uống thuốc huyết áp 1 tuần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người đàn ông 68 tuổi đã nhiều năm uống thuốc trị tăng huyết áp bỗng tự ngưng thuốc 1 tuần dẫn đến đột quỵ.

Ông T.T.N. (SN 1956) mắc bệnh tăng huyết áp nhiều năm. Trước đó 1 tuần, do phải uống thêm thuốc điều trị viêm phế quản cấp nên ông tự ý dừng uống thuốc điều trị tăng huyết áp. Khi đang nằm xem ti vi tại nhà, bệnh nhân đột ngột xuất hiện các triệu chứng đột quỵ và được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh.

Người đàn ông đột quỵ được cứu kịp

BS.CKI Nguyễn Phương Trang-Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, cho biết ông T.T.N. nhập viện trong tình trạng huyết áp tăng cao 180/100 mmHg, nói khó, tê yếu nửa người bên phải.

Ngay lập tức, các bác sĩ kích hoạt báo động đỏ “Code stroke” kết nối các chuyên khoa cấp cứu, thần kinh, chẩn đoán hình ảnh… thực hiện cấp cứu khẩn. Để tranh thủ tối đa “thời gian vàng” giúp người bệnh tái thông mạch máu não sớm nhất, bác sĩ đã chỉ định truyền thuốc tiêu sợi huyết.

Kết quả chụp MRI 3 Tesla kiểm tra lại sau 24 giờ dùng thuốc tiêu sợi huyết, ghi nhận hình dạng tổn thương não là một nốt nhỏ, không xuất huyết và không có tổn thương mới hoặc dấu hiệu lan rộng.

1 giờ sau, sức khỏe ông N. dần cải thiện, huyết áp cải thiện 150/90 mmHg, các triệu chứng lâm sàng dần hồi phục. Sau 3 ngày điều trị, sức khỏe ông N. hồi phục tốt, huyết áp ổn định, miệng hết méo, nói chuyện và ăn uống bình thường.

Theo BS.CKI Nguyễn Phương Trang, bệnh nhân có thể xuất viện trong 3 ngày sau điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch và tái khám sau 1 tuần. Sau xuất viện, bệnh nhân cần duy trì uống thuốc điều trị dự phòng nguy cơ tái phát đột quỵ và ổn định huyết áp.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.