Đồng lòng diệt giặc COVID-19, không để xảy ra "9 ngày nhân 10"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

“Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” - đó là thông điệp mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi tới toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vào ngày 30/3.

 

 Trạm lấy mẫu xét nghiệm tại ký túc xá Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã sẵn sàng đi vào hoạt động. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Trạm lấy mẫu xét nghiệm tại ký túc xá Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã sẵn sàng đi vào hoạt động. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)



“Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” - đó là thông điệp mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi tới toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vào ngày 30/3.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.”

Mô hình “9 ngày nhân 10” không xảy ra ở Việt Nam

Tính đến sáng 31/3, tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có hơn 784.000 ca mắc COVID-19 với hơn 37.000 ca tử vong. Trong đó, Mỹ có 163.479 người mắc (3.148 ca tử vong), Italy - 101.739 (11.591), Tây Ban Nha - 87.956 (7.716), Iran - 41.495 (2.757).

Còn tại Việt Nam, cũng tính đến sáng 31/3, có 204 người mắc bệnh và không có ca tử vong. Trong số này đã có 57 người được điều trị khỏi bệnh, 147 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 22 cơ sở y tế (47 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 một hoặc hai lần).

Như vậy, mô hình “9 ngày nhân 10,” theo tính toán của một số “chuyên gia y tế,” đã không xảy ra ở Việt Nam.

“9 ngày nhân 10” là cách tính trung bình theo mức độ lây lan dịch COVID-19 trên thế giới. Tức là từ 100 ca nhiễm virus thì sau 9 ngày sẽ tăng lên 1.000 ca. Cụ thể, ngày 22/3 Việt Nam ghi nhận 100 ca mắc COVID-19 (không tính 16 ca trong giai đoạn 1), nếu áp đặt mô hình “9 ngày” vào việc dự báo dịch tễ thì trước ngày 1/4 chúng ta có khả năng có 1.000 ca mắc bệnh.

Tại cuộc họp trực tuyến với các bộ, ban, ngành sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, đã khẳng định, đến ngày 31/3, tại Việt Nam sẽ không có con số 1.000 ca bệnh. Thực tế cho thấy, lời khẳng định này đã trở thành hiện thực, số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam còn cách rất xa "mốc" 1.000 ca.

Theo Hãng tin Pháp - AFP, tỷ lệ lây nhiễm thông thường của virus SARS-CoV-2 hiện nay trên thế giới là một người có thể lây nhiễm cho hai hoặc ba người. Tuy nhiên, từ khi dịch COVID-19 bùng phát tới nay, ít nhất hai người bệnh đã được xếp vào diện các bệnh nhân siêu lây nhiễm (super-spreaders). Khái niệm này nói đến những người bệnh có thể lây nhiễm cho nhiều người hơn so với tỉ lệ lây nhiễm thông thường, đã xuất hiện trong các dịch bệnh trước như SARS và MERS.

Đầu tiên là bệnh nhân quốc tịch Anh, sau khi dự hội nghị ở Singapore, người này đã đi trượt tuyết ở núi Alps và lây bệnh cho hơn 12 người, khi về nhà rất có thể còn lây bệnh cho 5 người nữa.

Còn tại Hàn Quốc, người phụ nữ được gọi là bệnh nhân số 31 cũng được xếp vào diện “siêu lây nhiễm” vì đã đổ bệnh cho hàng chục người.

Về mặt lý thuyết, một trong những đại lượng quan trọng nhất đối với một mô hình dịch bệnh là hệ số lây nhiễm cơ bản, hay thường gọi là “hệ số R0.” Nếu R0 < 1 (nhỏ hơn một, tức một bệnh nhân lây nhiễm cho ít hơn một người) thì dịch sẽ tắt trước khi kịp bùng phát, còn nếu R0 > 1 (lớn hơn một, tức một bệnh nhân lây nhiễm cho nhiều hơn một người) dịch sẽ bùng phát.

Trên thực tế, ở một số quốc gia “hệ số R0” rất lớn. Hãy so sánh số ca mắc COVID-19 của các quốc gia Italy, Iran, Mỹ và Tây Ban Nha sau quãng thời gian 10 ngày, 6 ngày và 14 ngày

Ngày 28/2: Italy - 655, Iran - 388, Mỹ - 60, Tây Ban Nha – 25
Ngày 10/3: Italy - 9.172, Iran - 7.161, Mỹ - 729, Tây Ban Nha - 1.231
Ngày 16/3: Italy - 24.747, Iran - 13.938, Mỹ - 3.667, Tây Ban Nha -  7.843
Ngày 30/3: Italy - 97.689, Iran - 38.309, Mỹ - 141.788, Tây Ban Nha - 80.110

Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2 số ca mắc COVID-19 tăng mạnh so với giai đoạn 1 (trước ngày 7/3) nhưng với tốc độ chậm hơn hẳn so với tuyệt đại đa số các quốc gia khác - từ 17 ca (ngày 7/3) lên 204 ca (ngày 31/3). Điều đặc biệt hơn nữa là ở nước ta không có trường hợp tử vong tính đến thời điểm này. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đó là do Việt Nam đã kiểm soát tốt các ổ dịch, thậm chí tiếp cận những điểm bị coi là ổ dịch tiềm năng để khoanh vùng, dập dịch ngay.


 

Cán bộ chiến sỹ Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang phối hợp với cán bộ y tế đo thân nhiệt các công dân từ nước ngoài trở về. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Cán bộ chiến sỹ Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang phối hợp với cán bộ y tế đo thân nhiệt các công dân từ nước ngoài trở về. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)


Vì sao có mốc xoay quanh hai tuần?

Ngày 27/3 là một mốc rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam. Lần đầu tiên kể từ đầu giai đoạn 2 chống dịch COVID-19 (tính từ ngày 7/3), trong số 10 ca bệnh mới thì số ca do lây lan từ cộng đồng (6) nhiều hơn số ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài (4).

Trong tháng 2, cả nước chỉ có 16 ca mắc, nhưng chỉ trong vòng 20 ngày (từ ngày 7 đến 27 tháng 3), đã có 137 ca mắc mới tại 23 tỉnh, thành phố, gấp trên 8,5 lần số ca mắc trước đó, đưa tổng số ca mắc lên 153; đã có hiện tượng lây nhiễm đối với cán bộ y tế, xuất hiện lây nhiễm trong cộng đồng, nhất là tại một số thành phố lớn, gây lo lắng trong nhân dân. Nước ta bước vào giai đoạn cao điểm có ý nghĩa quyết định trong phòng, chống dịch COVID-19.

Thủ tướng Chính phủ ngay trong ngày 27/3 đã ký Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu cả hệ thống chính trị quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ thị nêu rõ: Trong tháng 3 năm 2020, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục được triển khai rộng khắp với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và của toàn dân.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Tạm đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh, dịch vụ từ ngày 28/3 đến hết ngày 15/4; hạn chế tụ tập đông người; hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; tiếp tục kiểm soát chặt mọi trường hợp nhập cảnh; bảo vệ tốt nhất an toàn cho lực lượng bác sỹ, cán bộ y tế; xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự trường hợp không chấp hành các biện pháp cách ly…

Thời hạn quyết định sự thành bại của giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta xoay quanh trục hai tuần lễ. Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, lý giải người mắc COVID-19 có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 14 ngày, thường là 5 ngày.

Thời gian ủ bệnh được tính từ khi bị nhiễm virus cho tới khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Đa số các trường hợp mang virus sẽ lây cho người khác khi bắt đầu có triệu chứng hô hấp. Trong vòng 14 ngày, tính từ lần cuối tiếp xúc với nguồn lây, người đã có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Khi đó, các bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm lại để chẩn đoán bệnh. Nếu sau thời gian này mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường thì họ không mắc bệnh.

Để ngăn chặn sự lây lan của ra cộng đồng, những người tiếp xúc gần với ca dương tính với virus SARS-CoV-2 cần được cách ly 14 ngày. Một số trường hợp đặc biệt được chỉ định làm xét nghiệm khi bắt đầu đưa vào cách ly, dù có kết quả xét nghiệm âm tính thì vẫn phải tiếp tục cách ly đủ 14 ngày.

Hãy là “chiến sỹ diệt virus” theo cách của mình

Một ngày sau khi chủ trì cuộc họp trực tuyến và thị sát tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ về nội dung này để đưa ra những biện pháp quyết liệt hơn, tăng cường mô hình làm việc trực tuyến tại nhà, người dân hạn chế di chuyển nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Và ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, trong đó nêu rõ: "Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc."

Theo Thủ tướng, việc đi lại của người dân còn quá đông trong khi dịch bệnh đang có nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, Thủ tướng yêu cầu mọi người dân ở nhà: “Việc này phải thực hiện cương quyết và không do dự. Tinh thần là tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó và nhà nào ở nhà đó, trừ các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, các bệnh viện - nơi phục vụ nhân dân."

Yếu tố “mọi người dân ở nhà” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đánh thắng “giặc COVID-19” là do cơ chế lây truyền của virus Corona chủng mới.

Những nghiên cứu mới ở một vài quốc gia và đợt bùng phát dịch COVID-19 ở bang Massachusetts (Mỹ) đã đặt ra những câu hỏi cho các nhà chức trách nước này về việc đánh giá lại cách thức lây truyền của virus SARS-CoV-2.

Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, một số chuyên gia nhận định rằng mặc dù vẫn chưa rõ chính xác tỷ lệ lây nhiễm giữa những người có triệu chứng rõ ràng với những người chưa xuất hiện triệu chứng (hoặc có triệu chứng rất nhẹ), song chắc chắn việc lây nhiễm từ những người chưa xuất hiện triệu chứng (hoặc có triệu chứng nhẹ) ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn so với những đánh giá trước đây.

Ông Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết, việc truyền nhiễm khi chưa xuất hiện triệu chứng "chắc chắn đã gia tăng tình trạng lây nhiễm của dịch bệnh như hiện nay và khiến nó trở nên rất khó để kiểm soát."

Những người mắc bệnh nhưng chưa (hay không) xuất hiệu triệu chứng là “quả bom nổ chậm” trong cộng đồng. Các lực lượng chức năng không thể cách ly họ và họ cũng không nhận biết được để tự cách ly, những người xung quanh càng không được cảnh báo để đề phòng.

Bởi vậy, trong thời gian cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, cách tốt nhất để tự vệ, gìn giữ cho gia đình, những người xung quanh, rộng hơn là đồng bào của mình, là “ở nhà” khi không thực sự cần thiết phải dịch chuyển.

Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chính quyền các cấp, sự hy sinh quên mình của lực lượng y, bác sỹ, Quân đội, Công an, sự tham gia tích cực của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, đoàn thể, các Trưởng thôn, tổ dân phố, Thanh niên tình nguyện… thì những người “ở hậu phương” có thể hỗ trợ cuộc chiến đấu với virus SARS-CoV-2 bằng cách ủng hộ vật chất, tinh thần cho “tiền tuyến”, chia sẻ thông tin tích cực lên mạng xã hội, không phát tán những thông tin chưa được kiểm chứng, đặc biệt hạn chế di chuyển, giữ khoảng cách an toàn…

Tại hội nghị trực tuyến và thị sát qua hệ thống trực tuyến với 5 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng) về công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra vào sáng 29/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định với tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút... quyết chiến và toàn thắng.” Chúng ta có 15 ngày hoặc hơn thế nữa để chiến thắng dịch bệnh, không để bùng nổ ở Việt Nam nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân.

Thủ tướng có niềm tin sâu sắc sẽ chiến thắng dịch bệnh nếu gần 100 triệu "chiến sỹ" ở khắp mọi mặt trận “trên dưới đồng lòng, anh em đoàn kết, hiệp đồng tác chiến nhanh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa với từng tình huống dịch bệnh xảy ra trên từng địa bàn, thành phố”.

Theo Trần Quang Vinh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chiều tối 22/12, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, thăm hỏi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, bà con cộng đồng người Việt đang làm ăn và sinh sống tại Indonesia. Chủ tịch nước mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, trở thành cộng đồng lớn mạnh, đóng góp phát triển nước sở tại và hướng về xây dựng quê hương, đất nước.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

(GLO)- Sáng 19-12, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị lần thứ 12 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023 và giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

(GLO)- Hàng năm, Huyện ủy Mang Yang đều ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Qua đó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh từ cơ sở, phát huy tốt trách nhiệm của người dân trong việc tham gia ý kiến xây dựng hệ thống chính trị, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống người dân, tạo lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

(GLO)- Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2022 do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức trong 3 ngày (14 đến 16-12) tại TP. Đà Lạt đã thành công tốt đẹp. Hội thi đã trở thành ngày hội của những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt là của đội ngũ giảng viên Trung tâm Chính trị huyện các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.