Đồng hành cùng người trồng mía trong hội nhập và phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vừa qua, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) đã tổ chức  Hội thảo “TTC Gia Lai đồng hành cùng khách hàng trồng mía hội nhập và phát triển”.

 Lãnh đạo các sở, Công ty và địa phương tọa đàm trao đổi với người trồng mía. Ảnh: N.D
Lãnh đạo các sở, Công ty và địa phương tọa đàm trao đổi với người trồng mía. Ảnh: N.D


Tại buổi Hội thảo, TTC Gia Lai đã thông tin về công tác chuẩn bị vụ thu hoạch 2017-2018, những thuận lợi và khó khăn cùng những đề xuất với người trồng mía và chính quyền địa phương. Đặc biệt, Công ty đã tuyên truyền, cập nhật các thông tin sơ bộ về Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2018. Nhân dịp Hội thảo, TTC Gia Lai đã công bố thành lập Hợp tác xã sản xuất mía Tân Tiến (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) cung cấp các dịch vụ như cơ giới hóa, tư vấn kỹ thuật, vận tải, thuốc BVTV… với giá cả cạnh tranh, đảm bảo đầu ra sản phẩm, hỗ trợ tối đa cho người nông dân.

 

Trao chứng nhận cho HTX sản xuất mía Tân Tiến. Ảnh: N.D
Trao chứng nhận cho HTX sản xuất mía Tân Tiến. Ảnh: N.D

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông-Vận tải, lãnh đạo Công ty và chính quyền địa phương đã có buổi tọa đàm, trao đổi những vấn đề liên quan đến các chính sách đầu tư phát triển cây mía trong vùng nguyên liệu. Cơ sở hạ tầng, thu hoạch và nhất là vận chuyển mía về nhà máy đảm bảo đúng tải trọng và an toàn trong vụ ép này để nông dân yên tâm sản xuất.

Theo kế hoạch niên vụ ép 2017-2018 của Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai sẽ bắt đầu từ ngày 16-12-2017 với sản lượng mía dự ước thu mua khoảng 800 ngàn tấn mía cây với năng suất mía bình quân đạt khoảng 70 tấn/ha trên vùng nguyên liệu 11.575 ha mà Công ty đã đầu tư.

Nguyễn  Diệp

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

Lãnh đạo Công ty TNHH Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh giới thiệu mô hình trồng sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu bằng công nghệ cao. Ảnh: Đoàn Bình

Trồng sâm công nghệ cao trên cao nguyên Sìn Hồ

(GLO)- Hơn 3 năm triển khai dự án trồng sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu sử dụng hệ thống nhà màng, nhà lưới hiện đại tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã thu được nhiều kết quả hết sức khả quan. Đây là tín hiệu mở ra triển vọng về phát triển nguồn dược liệu quý trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

null