Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực lai cải tạo đàn bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Đak Pơ nâng tỷ lệ bò lai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thông qua việc triển khai nhiều dự án lai cải tạo đàn bò gắn với đổi mới phương thức, tập quán chăn nuôi.

Trong giai đoạn 2017-2020, huyện Đak Pơ đã triển khai Dự án hỗ trợ bò đực giống nhảy trực tiếp lai cải tạo đàn bò vùng DTTS trên địa bàn 5 xã: An Thành, Yang Bắc, Ya Hội, Phú An và Hà Tam. Dự án có kinh phí thực hiện 665 triệu đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp của huyện. Theo đó, 18 hộ tham gia Dự án được cung cấp giống bò lai Zebu và giống cỏ voi VA06.

 Ông Đinh Plich (làng Hway, xã Hà Tam đang chăm sóc con bò giống được thụ hưởng từ dự án. Ảnh: Sơn Ca
Anh Đinh Plich (làng Hway, xã Hà Tam, huyện Đak Pơ) chăm sóc con bò giống được thụ hưởng từ Dự án. Ảnh: Sơn Ca



Khi tham gia Dự án, anh Đinh Plich (làng Hway, xã Hà Tam) đã xây dựng chuồng trại theo quy định, được tập huấn về phương pháp chăn nuôi. Trên cơ sở đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiến hành nghiệm thu và bàn giao bò đực giống. Anh Plich vui vẻ cho biết: “Con bò đực giống của nhà tôi to nhất ở làng này. Trước khi nhận nuôi, tôi được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò giống sao cho mập khỏe, có khả năng phối giống tốt. Sau gần 4 năm nhận nuôi, nhiều bò cái của các hộ trong làng được phối giống đẻ ra bê lai rất đẹp”.

Lúc mới tham gia Dự án, anh Đinh Trê (làng Bút, xã An Thành) rất lo lắng vì không có kinh nghiệm, cách thức chăn nuôi bò giống. Tuy nhiên, sau khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật, anh đã đầu tư làm chuồng trại để nhận chăm sóc bò giống. Qua một thời gian, anh cho bò phối với giống bò địa phương cho ra đời 50 con bê. Hiện anh Đinh Trê chính thức thụ hưởng con bò giống đang nuôi và được thu tiền phối giống. Anh chia sẻ: “Chăn nuôi bò giống rất khác với bò cỏ địa phương. Gia đình tôi trồng thêm cỏ voi để có nguồn thức ăn cho bò. Ngoài ra, tôi còn học cách ghi nhật ký phối giống để theo dõi, biết bổ sung các thức ăn tinh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật để bò khỏe mạnh, cho chất lượng phối giống tốt hơn”.

 Anh Đinh Trê (làng Bút, xã An Thành) bên con bò giống được thụ hưởng từ Dự án. Ảnh: Sơn Ca
Anh Đinh Trê (làng Bút, xã An Thành) bên con bò giống được thụ hưởng từ Dự án. Ảnh: Sơn Ca


Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, Dự án hỗ trợ bò đực giống nhảy trực tiếp lai cải tạo đàn bò vùng DTTS trên địa bàn huyện Đak Pơ đã nghiệm thu và bàn giao lại bò giống cho 18 hộ tham gia ban đầu. Cũng từ dự án này, toàn huyện có hơn 900 con bê lai giống Zebu ra đời, góp phần mang hiệu quả tích cực trong việc cải tạo đàn bò tại địa phương. Ông Nguyễn Văn Thao-cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ, Chủ nhiệm Dự án-cho biết: “Qua khảo sát thực tế hoạt động chăn nuôi bò trong vùng đồng bào DTTS, chúng tôi xác định rằng thực hiện lai tạo giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo rất khó. Do đó, chúng tôi chọn thực hiện Dự án bằng việc cấp bò đực giống nhảy trực tiếp để lai tạo với đàn bò ở địa phương. Đến nay, kết quả thực hiện của Dự án rất khả quan trong việc nâng cao chất lượng đàn bò, các nông hộ tham gia đã được thụ hưởng bò giống, có thêm thu nhập từ việc lai phối”.

Hiện tại, đàn bò của huyện Đak Pơ đã lên đến 15.900 con, tỷ lệ bò lai chiếm 85,5%. Đặc biệt, tại các xã như Yang Bắc, Ya Hội, An Thành, tỷ lệ bò lai tăng dần qua các năm. Đánh giá về hoạt động chăn nuôi và chất lượng đàn bò hiện nay, ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-ghi nhận: “Đak Pơ là địa phương giàu kinh nghiệm chăn nuôi bò lai và phong trào nuôi bò lai rất phát triển; nhiều giống bò chất lượng cao như Zebu, Angus, Droughmaster, Charolais được đưa vào lai tạo góp phần nâng cao chất lượng đàn bò địa phương. Bò lai trưởng thành có trọng lượng vượt trội, hàm lượng thịt cao, giá bán cũng cao gần gấp đôi bò cỏ giống địa phương. Đây là hướng đi đúng giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi phương thức chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục điều chỉnh cơ cấu giống bò, phát triển bò lai theo hướng nâng cao giá trị, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ lai đạt 89%; đồng thời, hỗ trợ người dân trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi”.

 

SƠN CA - NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.