Đổi mới và đồng thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngày càng nhiều phụ huynh cởi mở hơn đối với việc đánh giá xếp loại học sinh của con em mình, đặc biệt ở bậc tiểu học, khi không còn đặt nặng vấn đề điểm số.

Nhưng tại sao những ngày vừa qua nhiều phụ huynh lại phản ứng mạnh mẽ khi con không được xếp loại xuất sắc dù điểm cao, theo cách đánh giá mới?

Và đây cũng không phải là lần đầu tiên nảy sinh tranh cãi xung quanh việc thay đổi về đánh giá học sinh (HS) tiểu học.

Năm 2014 có thể xem là cuộc "cách mạng" trong đánh giá HS tiểu học với sự ra đời của Thông tư 30 thay điểm số bằng nhận xét. Với hàng bao nhiêu thế hệ HS VN khi đi học chỉ biết định lượng bằng điểm số thì rõ ràng đây là một "biến động" khi thay đổi về quan điểm, triết lý, phương pháp kiểm tra, đánh giá so với cách trước nay. Mặc dù thời điểm đó Bộ GD-ĐT và nhiều chuyên gia khẳng định đây là phương thức đánh giá tiên tiến theo hướng phát triển, lấy người học làm trung tâm mà nhiều nước đang thực hiện nhưng khi áp dụng vào thực tế lại gây phản ứng mạnh mẽ.

Sau 2 năm áp dụng, lúc bấy giờ Bộ GD-ĐT cũng phải thừa nhận tuy có nhiều ưu điểm nhưng cách làm còn lắm bất cập. Chẳng hạn phụ huynh chưa nắm bắt kịp thời mức độ học tập, rèn luyện của con em; Quy định việc khen thưởng chưa cụ thể nên giáo viên (GV) lúng túng: Quá tải công việc của GV… Chính vì thế đến năm 2016 Bộ GD-ĐT công bố Thông tư 22 nhằm sửa đổi những bất cập của Thông tư 30.

Để thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu áp dụng từ năm học 2020 - 2021 với lớp 1, vào tháng 9.2020, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 27 quy định đánh giá HS tiểu học thay thế cho các Thông tư 22 và Thông tư 30. Cũng theo Bộ GD-ĐT, việc đánh giá HS được điều chỉnh theo hướng giảm cho điểm, tăng cường nhận xét, coi trọng đánh giá quá trình, phát triển năng lực, phẩm chất HS thông qua yêu cầu cần đạt của các môn học và hoạt động giáo dục. Cách đánh giá này không còn nặng, nhẹ về môn chính, môn phụ…

Như vậy, ở cấp tiểu học, việc thay đổi đánh giá theo chương trình mới đã áp dụng đến năm thứ tư, chuẩn bị bước vào năm học cuối cùng, khép lại một vòng đổi mới vào năm 2025. Nhưng cuối năm học này lại có phụ huynh phản ánh con họ dù 9, 10 điểm vẫn không xếp loại xuất sắc vì bị đánh giá hoàn thành ở các môn được xem là "phụ" như âm nhạc, mỹ thuật, thể dục… Nhiều phụ huynh khác ngỡ ngàng chợt nhận ra lâu nay, trường đã thay đổi cách đánh giá nhưng họ chưa biết rồi đặt ra hàng loạt thắc mắc, hoài nghi rằng GV "không công tâm khi đánh giá", ca ngợi cách đánh giá hoàn toàn điểm số…

Điều này chứng tỏ trong các năm học vừa qua, phụ huynh không biết hoặc không hiểu về những thay đổi trong cách đánh giá HS tiểu học mà theo triết lý giáo dục hiện đại là tiến bộ và phù hợp.

Từ đó, có thể thấy những thay đổi về mặt chính sách, những điều chỉnh mang tính triết lý, quan điểm như thế này không thể chỉ triển khai bằng các công văn trong nội bộ ngành. Bộ GD-ĐT cần có chiến lược tuyên truyền rộng rãi bằng mọi phương tiện, thông qua mọi kênh để người dân hiểu rõ. Từng nhà trường, GV phải là những "tuyên truyền viên" để giải thích và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của phụ huynh ngay từ đầu năm học và trong bất cứ thời điểm nào cần thiết chứ không phải trả lời máy móc rằng "nhà trường áp dụng theo quy định" cho xong.

Đổi mới luôn khó khăn, nhất là khi phải vượt qua những thói quen cũ. Hành trình đó luôn cần sự đồng thuận. Để làm được điều này những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp của mọi sự thay đổi - ở đây là HS, phụ huynh, GV- phải được biết, được hiểu tường tận; từ đó mới có thể chia sẻ và đồng hành.

Có thể bạn quan tâm

Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Thảo luận tại tổ về dự luật Công chứng (sửa đổi) ngày 17.6, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị xem xét tổng thể hoạt động công chứng, phục vụ cái gì, làm gì trong quản lý hành chính và hệ thống tư pháp. Theo Chủ tịch nước, yêu cầu cao nhất của hoạt động này là phải phục vụ nhân dân.
Rủi ro mua vàng

Rủi ro mua vàng

Trong cơn sốt vàng miếng, nhiều người tìm đủ mọi cách để có vàng bằng được, từ trả công nhờ người xếp hàng hộ, mua qua cò hoặc trao đổi sang tay… Tuy nhiên, nếu không phải là người trực tiếp mua vàng thì luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giải quyết nghịch lý giá vàng

Giải quyết nghịch lý giá vàng

Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-7) đã quy định rất cụ thể về danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Đó là hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí: thiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3, một trong những công trình trọng điểm quốc gia, là niềm tự hào của nhiều thanh niên, là cơ hội để người trẻ sẵn sàng đón nhận những việc khó đóng góp sức mình cho đất nước.
Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.
Lỗ hổng kéo dài

Lỗ hổng kéo dài

Lực lượng chức năng liên ngành hôm qua thông báo vừa phát hiện một kho hàng ở Hưng Yên, có tổng cộng 163.410 sản phẩm thiết bị thuốc lá điện tử các loại và 9.913 kg phụ kiện thuốc lá điện tử không đủ hóa đơn chứng từ.
Từ những mùa hè bóng đá...

Từ những mùa hè bóng đá...

Với bóng đá Việt Nam, con đường để trở thành một cường quốc bóng đá châu Á vẫn còn rất dài, nhiều chông gai, nhưng việc học hỏi, được truyền cảm hứng từ những sự kiện lớn như Euro có thể giúp chúng ta đặt ra các tham vọng gần gũi, thiết thực hơn.
Thách thức ô tô điện

Thách thức ô tô điện

Cơ hội cho các nhà sản xuất, phân phối ô tô điện là rất lớn, song đi kèm đó là những thách thức, hệ lụy khó lường nếu chính sách quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật không theo kịp.
Ngăn chặn được dịch sởi hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của phụ huynh.

'Vá' gấp lỗ hổng tiêm chủng

Dịch sởi được ví như đám cháy rừng. Khi lá khô cháy ở một chỗ, nếu không có biện pháp mạnh để dập lửa, đám cháy sẽ lan rộng nhanh chóng. Đó là cảnh báo của đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình bệnh sởi tại Việt Nam.