Chiến lược đột phá cho kinh tế tư nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để thực hiện được những mục tiêu này, đòi hỏi thêm những giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ thiết thực, hiệu quả hơn cho doanh nghiệp (DN).

Những giải pháp trọng tâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện tầm chiến lược, định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới, góp phần cởi trói những rào cản cho khu vực này.

Để thực hiện được những mục tiêu này, đòi hỏi thêm những giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ thiết thực, hiệu quả hơn cho doanh nghiệp (DN). Đơn cử, nếu giảm thuế thì mức giảm bao nhiêu; hỗ trợ về lãi suất cho vay, khả năng tiếp cận vốn thế nào? Cần biến những chỉ đạo định hướng chiến lược thành giải pháp, để kinh tế tư nhân phát triển, tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ cho người dân.

Như trong lĩnh vực xuất khẩu, khu vực DN FDI đang chiếm tới hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng kinh tế có sự đóng góp rất lớn của lĩnh vực xuất khẩu nhưng thực tế phần lớn nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào, giá trị gia tăng đem lại cho nền kinh tế chưa cao. Xuất khẩu nhiều, kim ngạch cao nhưng DN trong nước chưa có nhiều việc để làm. Đây là điểm yếu của DN nội địa, cũng là điểm yếu của nền kinh tế cần phải khắc phục.

Vì vậy, để chống chuyển giá và DN nội địa tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu của khu vực FDI, nâng tầm DN trong nước lên thì chúng ta cần những quy định, ràng buộc, cam kết bên cạnh ưu đãi, liên quan đến gia tăng tỉ lệ nội địa hóa của các sản phẩm xuất khẩu, của các DN FDI. Khi đó, DN FDI sẽ phải hợp tác hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng, thay vì "một mình một chợ" như hiện nay.

Đơn cử, Trung Quốc có quy định bắt buộc DN FDI trong một số ngành, lĩnh vực phải liên doanh với DN nội địa để chuyển giao công nghệ, gia tăng tỉ lệ nội hóa. Mỗi nước sẽ có quy định giúp tăng kết nối giữa FDI và DN nội địa. Việt Nam cũng cần có chính sách tương tự.

Một trong những giải pháp trọng tâm được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu trong bài viết, là "ưu tiên xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, có sứ mệnh dẫn dắt, hỗ trợ trở lại các DN nội địa khác cùng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu…".

Đây là chiến lược đúng đắn và có ý nghĩa đối với nền kinh tế Việt Nam ở hiện tại. Bởi Việt Nam không thiếu những tập đoàn tư nhân tầm cỡ nhưng lại có thực tế "đau lòng" là DN lớn mạnh sau một thời gian đều bán phần lớn cổ phần cho nước ngoài, đơn cử như Sabeco, nhựa Duy Tân… Rất nhiều ngành nghề, DN nội địa chưa vươn tầm quốc tế đã bán cổ phần cho nước ngoài. Cần chính sách giữ chân được DN lớn của Việt Nam để họ tiếp tục phát triển, trở thành "sếu đầu đàn" của ngành và dẫn dắt, hỗ trợ các DN trong ngành. Khi đó, nền kinh tế mới vững mạnh, bền vững bởi trụ cột là khu vực DN tư nhân trong nước, như Samsung, LG của Hàn Quốc hay Honda, Toyota của Nhật Bản.

Khi những chính sách định hướng, phát triển khu vực kinh tế tư nhân được thực thi mạnh mẽ, quyết liệt sẽ giúp tạo ra đội ngũ doanh nhân vừa phát triển kinh tế giỏi, vừa có tinh thần dân tộc. Việt Nam muốn tự lực, tự cường thì bắt buộc phải tự cường, tự chủ về kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.

Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.