Những hành động trọng tâm để phát triển kinh tế tư nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong vòng hơn 10 ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có 2 cuộc làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương. Theo đó, ngày 24-2, tại buổi làm việc về tăng trưởng kinh tế, người đứng đầu Đảng đã nêu rõ “cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.

untitled-7172.jpg

Trong vòng hơn 10 ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có 2 cuộc làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương. Theo đó, ngày 24-2, tại buổi làm việc về tăng trưởng kinh tế, người đứng đầu Đảng đã nêu rõ “cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.

Trong đó, mục tiêu phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và chi phí kinh doanh, chi phí không chính thức. Cải cách thể chế phải theo hướng bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết… phấn đấu trong vòng 2-3 năm, môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong Tốp 3 của ASEAN”.

Những chỉ đạo sâu sắc, trực diện, cụ thể ấy dường như là sự “dọn đường” mang tính quyết định cho tinh thần của buổi làm việc chỉ hơn 10 ngày sau đó với nội dung đã được Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế”.

Tổng Bí thư chỉ rõ, điểm cốt yếu để tạo đột phá là tháo gỡ các điểm nghẽn về “thể chế”, vì vậy cần nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí thấp; các chính sách hỗ trợ toàn diện, linh hoạt cho khu vực kinh tế tư nhân; bảo đảm sự bình đẳng, công bằng, cho phép doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận nguồn vốn, tư liệu sản xuất không kém hơn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Có thể thấy, từ bước khởi động của Nghị quyết 10/2017 - công nhận kinh tế tư nhân là động lực với mục tiêu đạt 46,4% GDP đến thời điểm chín muồi này, với cuộc cách mạng toàn diện đang được tiến hành thông qua Nghị quyết 18 về tinh gọn, sắp xếp bộ máy, Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia và những chỉ đạo quyết liệt, khoa học, thực tiễn của Tổng Bí thư như nêu trên, thì kinh tế tư nhân đang bước vào giai đoạn “vượt chướng ngại vật” để tăng tốc. Vì thế, nó cần một nghị quyết của Bộ Chính trị xác lập tư cách “động lực then chốt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2025-2035”.

Điều nên nhận diện rõ là: đặt để cả hai chiều, tức kinh tế tư nhân sẽ vận hành, phát triển trong điều kiện cải tổ bộ máy công với ứng dụng tích hợp số hóa, AI trong quản lý công và kinh doanh để tăng năng suất lao động (giảm cấp huyện, địa phương, giảm 20% biên chế hành chính); cải cách cơ chế - thủ tục; cải thiện môi trường (chuyển đổi 50% dịch vụ công sang nền tảng số, 80% thủ tục hành chính sang trực tuyến)… Hay ngược lại, trong điều kiện tối ưu hóa công nghệ, cải cách bộ máy công thì kinh tế tư nhân sẽ tăng tốc như thế nào.

Rõ ràng, chúng ta nên bắt tay ngay vào các hành động trọng tâm sau: Đơn giản hóa thủ tục hành chính với việc giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục. Rút ngắn thời gian cấp phép, trong đó đặc biệt trong cấp phép đầu tư và đất đai. Xác định rõ đưa thời gian đăng ký doanh nghiệp từ 3-5 ngày còn 1-2 ngày, số hóa toàn bộ quy trình cấp phép, ứng dụng AI vào hệ thống Cổng Dịch vụ công TPHCM để tự động hóa kiểm tra hồ sơ, thẩm định hồ sơ, giảm thời gian còn 1-2 ngày và công khai mọi bước xử lý để tăng tính minh bạch.

Xây dựng cơ chế một cửa với mô hình Trung tâm Hành chính công, Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng AI để phân tích và xử lý thủ tục trong vòng 24 giờ, giảm 30%-40% thời gian chờ đợi so với hiện tại. Nên bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết như giảm chi phí khởi sự với việc miễn phí cấp phép trong 6 tháng đầu năm 2025 và loại bỏ ít nhất 30% yêu cầu giấy tờ không thiết yếu.

Kế đến, đa dạng các kênh tài chính và tiếp cận vốn với việc cần giảm 30% chi phí kinh doanh, tăng sức hấp dẫn nhà đầu tư và doanh nghiệp. Ưu tiên triển khai gói tín dụng 20.000-30.000 tỷ đồng với lãi suất dưới 5%/năm, giảm ít nhất 30% chi phí lãi vay so với lãi suất thị trường (thường 8%-10%/năm), ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành dịch vụ, du lịch; công khai tiêu chí xét duyệt trên cổng thông tin điện tử; triển khai hệ thống giám sát điện tử, thông qua AI, để theo dõi quá trình xét duyệt vốn vay và cấp phép, công khai danh sách cán bộ xử lý hồ sơ, giảm thiểu cơ hội “đi đêm”, giảm 30% thời gian xử lý.

Ngoài ra, kích cầu nội địa bằng cách giảm thuế tiêu thụ và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường trong nước; kích cầu du lịch nội địa và quốc tế thông qua miễn visa và xúc tiến thương mại mạnh mẽ hơn. Hỗ trợ logistics thông quan giảm 20%-30% phí dịch vụ tại cảng Cát Lái và trung tâm logistics.

Thúc đẩy chuyển đổi số và đào tạo với việc ứng dụng AI trực tiếp thực hiện chỉ đạo cải thiện môi trường kinh doanh, đưa TPHCM thành hình mẫu công nghệ cao trong khu vực ASEAN. Cụ thể với các chương trình chuyển đổi số miễn phí như sử dụng AI để cung cấp phần mềm quản lý thông minh cho 5.000 doanh nghiệp, giảm ít nhất 30% chi phí vận hành so với phương thức truyền thống; tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về chuyển đổi số cho 10.000 người, tập trung vào kỹ năng quản lý số và tiếp thị online để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo NGUYỄN QUÂN CÁT (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.