Đừng để học hành là gánh nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Học sinh chia sẻ chỉ muốn có một ngày nghỉ trọn vẹn trong tuần. Điều tưởng như hiển nhiên lại thành xa xỉ khi các em phải gánh quá nhiều áp lực học hành, thi cử, kỳ vọng của thầy cô, cha mẹ...

PGS Nguyễn Thị Hồng Thuận, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học (Viện Khoa học giáo dục VN), chia sẻ trong quá trình trị liệu, tư vấn tâm lý, nhiều học sinh (HS) nói chỉ mong có một ngày nghỉ trọn vẹn trong tuần, không phải đi học bất cứ môn nào. Các em hiện nay học nhiều quá, cả tuần đi học ở trường, cuối tuần lại "chạy sô" đủ các lớp học thêm...

Vừa qua, trong buổi tọa đàm về việc để trẻ em lớn lên với tuổi thơ không áp lực, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN Lê Anh Vinh nhớ lại câu nói của một HS trong đội tuyển thi Olympic toán quốc tế khiến ông suy tư mãi: "Chỉ còn 2 ngày nữa là con không bao giờ phải thi toán nữa!". Là một trong những HS học toán xuất sắc nhất, được tuyển chọn đi thi quốc tế nhưng cậu học trò ấy lại muốn nhanh chóng thoát khỏi những gì liên quan đến chính môn học này.

Việc học hành, tham gia những sân chơi trí tuệ không khiến HS tìm thấy niềm vui, thỏa mãn đam mê trong hành trình khám phá bản thân. Nghiên cứu của UNICEF chỉ ra, sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên tại VN đang gặp nhiều thách thức. Áp lực học tập, kỳ vọng từ gia đình và sự cạnh tranh trong xã hội là những yếu tố chính gây ra tình trạng này. Trong khi người lớn thực hiện quy định làm 8 tiếng/ngày thì nhiều HS đang phải học trên 10 tiếng/ngày dẫn đến hàng loạt hệ lụy về sức khỏe kèm theo từ việc thiếu ngủ, thiếu các hoạt động thể chất, tinh thần…

Ngày càng nhiều tỉnh, thành đã và đang tìm cách cho HS nghỉ học thứ bảy bằng cách chỉ dạy học, sắp thời khóa biểu 5 ngày/tuần thay vì 6 ngày như lâu nay. Tuy nhiên, để chắc chắn thời gian ấy HS sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn, tự học, nhiều địa phương yêu cầu giáo viên, phụ huynh "ký cam kết" không dạy thêm, không bắt con học thêm. Nỗi lo của nhà quản lý giáo dục là người lớn sẽ dùng thời gian lẽ ra được nghỉ ấy của HS để bắt các em vào các lớp học thêm.

Tròn 1 tháng qua, khi thực hiện Thông tư 29 về quản lý dạy thêm, học thêm, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra nhiều thông điệp mạnh mẽ với mong muốn đưa việc dạy học trở về quỹ đạo vốn có, giảm áp lực học hành cho HS.

Mới đây, khi kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 tại Thái Bình, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, tỏ ra "sốt ruột" khi phát biểu: "Giáo viên đã tư vấn cho HS chưa, rằng con không cần học thêm, con chỉ cần tự học? Hình như vẫn có nơi chưa làm thế, chưa làm hết trách nhiệm, nên tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan kéo dài… Con em tối ngày đi học, thậm chí vào đại học vẫn lệ thuộc vào thầy cô giáo mà thiếu đi tinh thần tự giác, tự chủ, tự học, thiếu thời gian cho rèn luyện thể chất, kỹ năng…".

Bộ GD-ĐT thậm chí còn dự kiến sắp tới sẽ coi kết quả từ việc tổ chức cho HS tự học như một tiêu chí để đánh giá thi đua của cơ sở giáo dục.

Dù vậy, nhiều ý kiến của chuyên gia chỉ ra rằng, các thông điệp của ngành giáo dục dù mạnh mẽ nhưng chỉ khi nào việc thi cử, đánh giá với HS không nặng nề, "đánh đố" như lâu nay; chất lượng, đạo đức của giáo viên được nâng lên và không quá chênh lệch giữa các địa phương, giữa các nhà trường, thì việc học hành mới không còn là gánh nặng cho HS.

Theo Tuệ Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.