Chuẩn bị nhân sự không chỉ cho một nhiệm kỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chuẩn bị nhân sự không chỉ cho một nhiệm kỳ đại hội Đảng mà là sự chuẩn bị về đội ngũ tinh hoa, đạo đức và tài năng vượt bậc vì sự phát triển của đất nước, của dân tộc.

“Cần ý thức sâu sắc, chuẩn bị nhân sự không chỉ cho một kỳ đại hội; xa hơn, đó là sự chuẩn bị nhân sự cho tương lai phát triển của tổ chức Đảng, sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị; rộng hơn, đó là vận mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước, của dân tộc”. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh như vậy đối với công tác chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng nhiệm kỳ tới.

tbt-to-lam-dd.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Cán bộ thế nào, phong trào thế ấy. Cách nói giản dị, dễ hiểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đề cập công tác cán bộ luôn là điều nhắc nhở đối với Đảng ta suốt hơn 9 thập kỷ lãnh đạo đất nước. Rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc lựa chọn cán bộ cho Đảng cũng phải hết sức kỹ càng, chí công, vô tư. Người làm công tác tổ chức cán bộ phải có “con mắt tinh đời” để lựa chọn, giới thiệu, tiến cử những cán bộ tốt cho Đảng, cho đất nước.

Trong bối cảnh chúng ta tiến hành song song công tác chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng với đẩy nhanh tiến độ thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả thì nhân sự lại tiếp tục là câu chuyện thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV được xác định là sự kiện mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho đất nước, kỷ nguyên mạnh giàu, cường thịnh, hạnh phúc. Vì vậy, nhân sự cho đại hội Đảng phải là đội ngũ tinh hoa, phải là những người thật sự tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức; thật sự có tài năng vượt bậc, dám đối diện và dám vượt qua thách thức của thời đại, thực hiện được sứ mệnh đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh.

Muốn vậy, công tác lựa chọn, giới thiệu nhân sự phải hết sức kỹ càng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, chất lượng cán bộ; không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy; cấp ủy viên được lựa chọn phải thật sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị, đại diện cho đội ngũ đảng viên, được quần chúng tin yêu, tín nhiệm; phải xứng tầm là thành viên “bộ tham mưu” chiến đấu và phải đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động, thật sự trong sạch, vững vàng, trung kiên.

Việc lựa chọn nhân sự thế nào cho đúng, cho trúng vào cấp ủy là một câu hỏi lớn đặt ra yêu cầu cao về tính trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên là đại biểu dự đại hội Đảng bộ các cấp. Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh đến việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu khi đề xuất, giới thiệu nhân sự, nhất là đề xuất người kế nhiệm theo các quy định mới của Trung ương.

Việc ràng buộc trách nhiệm người đề cử, tiến cử cán bộ cần được thực hiện và giám sát nghiêm túc để thực sự tìm được cán bộ có đức, có tài vào bộ máy lãnh đạo các cấp. Bởi lẽ, người đề cử, tiến cử thường là có thời gian gắn bó với người được đề cử, tiến cử nên thường hiểu rõ tài năng, đức độ của người được đề cử, tiến cử chứ không phải giới thiệu một cách vu vơ, thân hữu hoặc trực hệ, thậm chí “mua bán chức vụ” rồi sau xảy ra hậu quả thì lại đổ lỗi cho tập thể.

Có một thực tế là khi đại hội, các cá nhân được lựa chọn vào cấp ủy hoàn toàn trong sạch, nhưng khi đã vào vị trí rồi thì lại bị chi phối bởi quyền lực, lợi ích, ham muốn vật chất... mà tha hóa, biến chất. Điều đó cho thấy, không chỉ kỹ càng trong việc lựa chọn, tiến cử mà sau cần tăng cường giám sát, kiểm tra, uốn nắn, kịp thời ngăn chặn những biểu hiện suy thoái của cán bộ.

Vì thế, Tổng Bí thư Tô Lâm mới nhấn mạnh đến tính lâu dài, bền vững của công tác cán bộ: “lựa chọn nhân sự không chỉ cho một nhiệm kỳ”. Tiêu chí cơ bản nhất của cán bộ cấp ủy là phải liêm chính, bên cạnh những tiêu chí về phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ của cán bộ.

Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị nhân sự đại hội. Phải thực sự chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm, cục bộ địa phương… để lựa chọn được những người thực sự đạo đức; thật sự có tài năng vượt lên thách thức của thời đại; đảm đương sứ mệnh đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới-kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, hùng cường.

Có thể bạn quan tâm

Không khoan nhượng với hàng giả

Không khoan nhượng với hàng giả

Chiến dịch chống hàng giả, hàng lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, quy mô chưa từng có, đã được Chính phủ phát động từ giữa tháng 5 (từ ngày 15-5 đến ngày 15-6), thu hút sự quan tâm của dư luận.

Để “bộ tứ trụ cột” thể chế thực sự là đòn bẩy phát triển đất nước

Để “bộ tứ trụ cột” thể chế thực sự là đòn bẩy phát triển đất nước

(GLO)- Có lẽ, chưa bao giờ chúng ta có những buổi quán triệt, triển khai Nghị quyết của Đảng nhận được sự nhiệt tình hưởng ứng của người nghe như Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị diễn ra ngày 18-5 vừa qua.

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

(GLO)-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt. Trước đó, 2 cái tên đình đám là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cũng lần lượt bị khởi tố, tạm giam. 3 con người từng được xem là hình mẫu “truyền cảm hứng”, giờ đứng chung trong một vụ án liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm sai sự thật.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.