Cung có, cầu có, chỉ chờ khung pháp lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp. Nhu cầu lớn và ngày càng gia tăng, nhiều doanh nghiệp cũng muốn đầu tư, nhưng luật dường như lại bỏ quên phân khúc này.

co-so-phap-ly1.jpg

Cụ thể, luật Nhà ở 2023 chỉ quy định doanh nghiệp (DN) được phép thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp (KCN) để bố trí cho công nhân thuê lại. Luật chưa quy định cho phép DN trong KCN được tự đầu tư xây nhà lưu trú cho người lao động đang làm việc tại DN của mình. Khoảng trống này dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười, nếu DN xin phép đầu tư thì rất khó triển khai, nhưng cứ xây thì... cũng được. Thực tế, một số DN cũng đã làm nhưng vì luật chưa quy định nên việc tốt, cần thiết có khi lại là vi phạm. Vì thế, bổ sung quy định DN có thể tự xây nhà ở công nhân trong KCN không chỉ cần thiết mà còn cấp bách.

Thứ nhất, các KCN ngày càng nhiều, thu hút càng đông người lao động tới làm việc. Nếu DN không sẵn sàng về chỗ ăn ở cho công nhân, sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của sản xuất. Chúng ta đã chứng kiến cứ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, hầu hết DN ở các TP lớn lại rơi vào cảnh thiếu hụt lao động vì không ít người sau khi về quê đã không trở lại làm việc nữa. Tình trạng này gia tăng mạnh sau dịch Covid-19, khi các khu trọ chật chội bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế, chỗ ở luôn là yếu tố quan trọng nhất để công nhân yên tâm làm việc cũng như quyết định gắn bó lâu dài với DN.

Thứ hai, giảm áp lực cho hạ tầng đô thị. Mỗi KCN có hàng trăm ngàn công nhân làm việc. Nếu không có chỗ lưu trú, họ buộc phải tản mát ra xung quanh thuê nhà ở. Đi lại, sinh hoạt đời thường cũng gây áp lực lên giao thông, môi trường, y tế, giáo dục... Vì thế không chỉ là bổ sung quy định mà thậm chí phải coi việc lo chỗ lưu trú cho công nhân là tiêu chí bắt buộc khi phê duyệt đầu tư KCN.

Thứ ba, không tạo rủi ro cho các DN đã và đang có kế hoạch xây nhà lưu trú cho công nhân của mình. Như nói trên, dù chưa quy định nhưng do nhu cầu, không ít DN ở TP.HCM và một số tỉnh lân cận cũng đã xây nhà lưu trú cho người lao động của mình ở. DN này làm được thì DN khác cũng làm và khoảng trống pháp lý này sẽ khiến họ rơi vào rủi ro không đáng có.

Ở chiều ngược lại, cũng có nhiều ý kiến về việc nhà lưu trú cho công nhân nên thuê hay mua? Đa số cho rằng, phân khúc này nên là loại hình cho thuê, tách bạch với nhà ở xã hội. Vì nếu mua đứt bán đoạn, vì lý do gì đó công nhân không làm trong KCN nữa sẽ khó xử lý. Nếu để mua bán tự do sẽ dẫn đến lộn xộn, đẩy giá lên cao cho những người đến sau, đi chệch với mục đích ban đầu của việc xây nhà lưu trú cho công nhân. Còn xây nhà cho thuê thì quy hoạch, thiết kế, diện tích... tính toán từ đầu sẽ giúp giảm chi phí, đi lại thuận tiện cho người lao động.

Ở thời điểm hiện tại, Bộ Xây dựng đang dự thảo nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nếu được thông qua và đi vào thực tế, nguồn cung phân khúc này sẽ tăng rất mạnh. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được triển khai nhanh chóng, nhiều địa phương thậm chí đặt mục tiêu hoàn thành sớm hơn yêu cầu. Nhà lưu trú cho công nhân, lực lượng lao động quan trọng của đất nước, cũng cần những cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp để tăng cung, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho họ an tâm làm việc, DN ổn định sản xuất. Đặc biệt là trong bối cảnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài của VN vẫn đang tăng cao thì việc này càng trở nên cấp thiết.

Cung có, cầu có, nhà lưu trú cho công nhân chỉ chờ được quy định cụ thể, rõ ràng, thông thoáng, thuận lợi để tăng tốc.

Theo Nguyên Khanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, các địa phương trên cả nước đang gấp rút sắp xếp đơn vị cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. 

Mệnh lệnh vì sự phát triển

Mệnh lệnh vì sự phát triển

8 lần tới công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thị sát, kiểm tra, động viên và trong lần cuối tuần vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra thời hạn về đích cụ thể cho tuyến cao tốc này là ngày 19.12 tới.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.