Giáo dục mâu thuẫn với chính mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự tồn tại của trường chất lượng cao khiến học sinh từ tiểu học đã phải căng thẳng luyện thi để vào được lớp 6, trong khi ngành giáo dục cấm dạy thêm với lứa tuổi này.

Sức nóng của các kỳ tuyển sinh vào lớp 6 cứ năm sau lại tăng so với năm trước ở các trường THCS chất lượng cao, trường THCS "đặc thù" thuộc các trường ĐH.

75c131e6-15a0-453a-b250-59c8e9acefa9.jpg

Để thi vào lớp 6 của tất cả những trường này, hầu hết phụ huynh đều không thể tự tin nói con mình không cần học thêm, không cần luyện thi vẫn có thể đỗ… Mà thực tế, vì tỷ lệ chọi khốc liệt, vì cách thức ra đề tuyển sinh của các trường này nên phụ huynh lớp trước thường "rỉ tai" cho phụ huynh lớp sau phải cho con vào các "lò luyện" đủ bộ 3 môn toán, tiếng Việt, tiếng Anh càng sớm càng tốt. Tại Hà Nội, lò luyện thi vào lớp 6 mọc nhan nhản. Giáo viên liên tục đăng thông tin quảng cáo mở lớp tuyển sinh luyện thi trên mạng xã hội.

Trong khi đó, đã từ lâu luật Giáo dục không cho phép tồn tại mô hình trường chuyên, lớp chọn ở cấp THCS trở xuống. Khi xây dựng luật Giáo dục 2019, ban soạn thảo dứt khoát không đưa vào luật mô hình trường công lập chất lượng cao với lý giải: "Thực hiện các điều kiện cho giáo dục đại trà và bồi dưỡng tài năng, tạo môi trường học đường bình đẳng, thân thiện trong hệ thống cơ sở giáo dục công lập".

Thế nhưng luật Thủ đô ra đời sau đó lại cho phép Hà Nội được tồn tại mô hình trường công lập chất lượng cao. Dù nhiều trường công lập đang loay hoay với tình trạng quá tải, sĩ số vượt nhiều so với quy định nhưng Hà Nội vẫn tìm cách có thêm các trường công chất lượng cao, mức học phí lên đến hơn 6 triệu đồng/tháng…

Các trường ĐH lớn cũng muốn "nhảy" vào "thị trường" giáo dục này khi mở trường THPT, rồi cả trường THCS trực thuộc ĐH vì nắm bắt được tâm lý của phụ huynh. Việc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã có tới 2 trường THPT, 1 trường THCS nhưng năm nay lại mở thêm trường THCS "năng khiếu" trong khi cơ sở vật chất hạn chế, là điều rất khó thuyết phục.

Hơn 1 tháng qua, giáo dục "nóng" với quy định mới về dạy thêm, học thêm khi Thông tư 29 chính thức có hiệu lực thi hành. Thông tư nêu "không dạy thêm với học sinh tiểu học trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống". Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng nhiều lần khẳng định cần phải điều chỉnh cách thức thi cử, kiểm tra, đánh giá để không gây áp lực cho học sinh, phụ huynh trong việc phải đi học thêm.

Tuy nhiên, làm thế nào để tuyển sinh lớp 6 ở những trường "đặc thù" có tỷ lệ chọi căng thẳng như ở Hà Nội, TP.HCM và không ít tỉnh thành khác mà học sinh không cần phải học thêm, luyện thi thì dường như chưa có câu trả lời thuyết phục. Có lẽ nên đặt lại câu hỏi ngược lại: Tại sao phải cho ra đời những trường "đặc thù" ở cấp THCS như vậy khi mà sự tồn tại của chính hệ thống trường THPT chuyên hiện cũng đang gây nhiều tranh cãi?

"Cấm" dạy thêm ở tiểu học để "trả lại" tuổi thơ không áp lực cho các em nhưng lại cho phép tồn tại ngày càng nhiều trường THCS công lập "đặc thù" ở các địa phương với cách thức tuyển sinh lớp 6 quá căng thẳng, ngành giáo dục dường như đang tự mâu thuẫn với chính mình.

Theo Tuệ Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.