Tăng cường nhân lực khoa học cơ bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khoa học cơ bản có vai trò rất lớn trong sự phát triển của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng.

untitled-5063.jpg

Theo kết quả nhận định của một số nhà khoa học tại Hội thảo quốc gia "Khoa học cơ bản với trách nhiệm quốc gia", do 2 trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức ngày 9.12.2024 ở Hà Nội, một số lĩnh vực khoa học cơ bản (KHCB) của VN đạt trình độ quốc tế, như toán học, vật lý, hóa học, sinh học và khoa học máy tính. Tuy nhiên, các đóng góp KHCB của VN vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung còn hạn chế.

Trong khi đó các trường ĐH khối cơ bản gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh, có những ngành chỉ tuyển được vài sinh viên trong một năm, vì đa số học sinh hiện nay chọn các ngành kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, nhân văn và sức khỏe…

Trong những kỳ đánh giá PISA các năm 2012, 2015 và 2018…, học sinh VN được đánh giá cao về môn khoa học (luôn xếp thứ 8 trong các nước và vùng lãnh thổ tham gia). Đây là thành tựu đối với giáo dục VN. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, VN có thành tích cao về khoa học, hay trong các kỳ thi Olympia quốc tế, nhưng ít học sinh trở thành nhà khoa học.

Đây cũng là điều mà Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như các nhà khoa học trong nước trăn trở. Theo Tổng Bí thư, các nước rất quan tâm đến KHCB mới ra được trí tuệ nhân tạo, công nghệ, sinh học lượng tử, đặc biệt từ đó mới đào tạo ra các nhà khoa học; còn ở VN ít người học KHCB, chủ yếu đi vào quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng.

Trong thời đại công nghiệp 4.0, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán) là rất lớn, nhưng tỷ lệ sinh viên theo học ngành nghề STEM của VN rất thấp so với các nước. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, quy mô và tỷ lệ sinh viên ĐH theo học các lĩnh vực STEM (tính trên tổng số sinh viên) đang thấp hơn so với một số nước trong khu vực và châu Âu. Tỷ lệ này của VN dao động từ 27 - 30%, cụ thể năm 2021 đạt xấp xỉ 28%; trong khi đó của Singapore là 46%, Malaysia 50%, Hàn Quốc 35%, Phần Lan 36%, Đức 39%. Đặc biệt, với các ngành khoa học tự nhiên và toán, tỷ lệ sinh viên theo học của VN chỉ đạt xấp xỉ 1,5%, bằng 1/3 so với Phần Lan, 1/4 so với Hàn Quốc và 1/5 so với Singapore và Đức.

Để KHCB đóng góp lớn cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần thiết phải đồng thời tiến hành nhiều giải pháp.

Trước hết, cần truyền thông sâu rộng trong xã hội về vai trò của KHCB là nền tảng để tạo ra công nghệ, kỹ thuật, các ứng dụng để phát triển đất nước, KHCB tác động đến đào tạo, nhiều nhà KHCB cũng đồng thời là các nhà khoa học ứng dụng. Thứ hai, Chính phủ cần đầu tư xứng đáng cho nghiên cứu KHCB, đảm bảo những nhà KHCB không chỉ thỏa mãn đam mê khám phá tri thức mà còn đảm bảo cuộc sống đầy đủ. Thứ ba, Chính phủ, các doanh nghiệp, các trường ĐH cần có chính sách đầu tư lớn để đào tạo các ngành KHCB. Sinh viên các ngành này hưởng chính sách ưu tiên như sư phạm. Bên cạnh đó, các trường ĐH liên hệ với các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu để đảm bảo có việc làm cho sinh viên các ngành này…

Theo Hồ Sỹ Anh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.