Thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển xứng tầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 25-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, khu vực doanh nghiệp này có thể và cần phải gia tăng về số lượng, chất lượng, quy mô cũng như đóng góp vào nền kinh tế.

Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.

kinh-te-7645-429.jpg

Thực tế, Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân đã đề ra mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 và 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, song đến nay cả nước mới có chưa tới 1 triệu doanh nghiệp, bằng khoảng 2/3 so với mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 10-NQ/TW.

Với hơn 100 triệu dân, tính ra trung bình hơn 100 người dân Việt Nam mới có 1 doanh nghiệp. Tỷ lệ này ở Malaysia là 29,06, Thái Lan là 20,68, Singapore là 20,23, còn Indonesia là 4,31. Mở rộng ra của Mỹ là 10,24, Hàn Quốc là 8,21 (các số liệu trên là của Ngân hàng Phát triển châu Á công bố năm 2023).

Lượng “thua” đã rõ, nhưng “chất” thì sao? Tại sao số doanh nghiệp của Việt Nam lại ít thế? Tại kinh tế của chúng ta chưa phát triển chăng? Không hẳn. Philippines thua chúng ta về GDP bình quân đầu người nhưng cứ 103,26 người dân có 1 doanh nghiệp, Indonesia chỉ hơn chúng ta một chút về GDP/đầu người mà số doanh nghiệp của họ gấp đến 89 lần, trong khi dân số chỉ gấp chưa đến 3 lần so với Việt Nam.

Nguyên nhân ở chỗ chúng ta có khái niệm “hộ kinh doanh”, còn các nước khác không có khái niệm hộ kinh doanh. Với họ, đã kinh doanh thì đều là doanh nghiệp, tất cả đều phải đăng ký kinh doanh, có mã số thuế, quyết toán thuế và nộp thuế đầy đủ. Việc phân chia doanh nghiệp ở Việt Nam theo các nhóm: doanh nghiệp lớn (trên 100 lao động), doanh nghiệp vừa (20 đến 99 lao động), doanh nghiệp nhỏ (5 đến 19 lao động) và doanh nghiệp siêu nhỏ (1-4 lao động).

Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên được quản lý theo một cách riêng, thuế khoán chứ không nộp thuế theo các loại hình như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… Nếu chuyển 80% hộ kinh doanh phi nông nghiệp thành công ty siêu nhỏ và nhỏ thì Việt Nam sẽ có khoảng 4,8 triệu doanh nghiệp. Và khi đó, mọi thông số về doanh nghiệp của Việt Nam sẽ trở lại giống các nước khác, không bất thường nữa.

Đã đến thời điểm chúng ta bỏ khái niệm hộ kinh doanh, chuyển thành doanh nghiệp tư nhân cho giống với quốc tế. Việt Nam đã vượt Philippines, sắp ngang bằng Indonesia về GDP/đầu người, lẽ nào cứ tụt hậu với những khái niệm cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường về doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, cần nói rõ rằng, số lượng phải tương xứng với chất lượng, đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ thị: việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải theo hướng nhanh, bền vững, nâng cao số lượng, chất lượng, quy mô và hiệu quả. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, mục tiêu trong năm 2025 là giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục, 30% chi phí tuân thủ, bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với tăng cường giám sát.

Đương nhiên, về phần mình, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng phải phát huy tinh thần dám nghĩ dám làm; vươn lên, không trông chờ, lệ thuộc vào sự hỗ trợ. Với không gian phát triển đang được mở rộng, bộ máy hành chính các cấp được tinh giản, “thon gọn” đáng kể, nhiều dự án trọng điểm quốc gia quy mô rất lớn đang được triển khai, giới đầu tư - kinh doanh đang có những cơ hội lớn. Nếu bỏ lỡ, họ không chỉ “không lớn được” mà thậm chí còn thụt lùi và suy vong theo những quy luật khắc nghiệt nhưng sòng phẳng của cơ chế thị trường.

TS Nguyễn Đình Cung Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Theo SGGPO

Có thể bạn quan tâm

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.