Thay đổi để thích nghi và vượt qua những rào cản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Bộ Công thương, từ năm 2025, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rào cản thương mại chưa từng có.

saurieng-9771-5487.jpg

Theo Bộ Công thương, từ năm 2025, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rào cản thương mại chưa từng có. Không chỉ Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, mà cả Trung Quốc, Australia và các nước trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đều nâng cao tiêu chuẩn nhập khẩu, tập trung vào phát thải carbon, lao động, môi trường, an toàn chất lượng và xuất xứ hàng hóa. Nếu doanh nghiệp Việt không kịp thích ứng, viễn cảnh mất thị phần, thậm chí bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu là những nguy cơ hiện hữu.

Áp lực từ thị trường EU đã thể hiện rõ qua những con số cảnh báo. Nếu như năm 2023, EU chỉ đưa ra 66 cảnh báo về nông sản thực phẩm từ Việt Nam, thì năm 2024 con số này tăng lên 114. Riêng hai tháng đầu năm 2025, EU đã bổ sung thêm 16 cảnh báo đối với nông sản - thực phẩm Việt Nam, chủ yếu liên quan đến tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Không chỉ EU, Trung Quốc cũng thắt chặt kiểm soát chất lượng và mức độ an toàn của nông sản. Việc thị trường này bắt đầu áp dụng kiểm tra chất vàng O và cadmium đối với sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan từ đầu năm 2025 đã khiến nhiều lô hàng bị tắc nghẽn tại cửa khẩu.

Ở ngành dệt may, cuộc chơi cũng ngày càng khốc liệt. EU yêu cầu các sản phẩm dệt may nhập khẩu phải tuân thủ tiêu chuẩn phát thải carbon và kinh tế tuần hoàn trong Thỏa thuận Xanh. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường EU như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ đã đẩy mạnh đầu tư vào mô hình sản xuất xanh, khiến doanh nghiệp Việt gặp khó trong việc giữ thị phần.

Trước thực tế này, một số doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi để thích ứng. Trong đó, một số doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam đã áp dụng công nghệ chăn nuôi không phát thải tại các trang trại bò sữa để đáp ứng tiêu chuẩn carbon của EU. Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đang triển khai sản xuất vải tái chế để đón đầu xu hướng xanh hóa.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đi theo hướng này vẫn chưa nhiều. Một khảo sát gần đây của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, hơn 60% doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa chưa có kế hoạch đầu tư vào công nghệ xanh do chi phí cao. Đây là điểm yếu đáng lo ngại, bởi những doanh nghiệp chậm chuyển đổi sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Vấn đề đặt ra lúc này không còn là nên hay không nên thay đổi mà là làm thế nào để chuyển đổi một cách hiệu quả. Thứ nhất, các doanh nghiệp phải cập nhật và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn xanh của EU và các rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc. Thứ hai, các doanh nghiệp cần sớm đầu tư vào công nghệ xanh để giảm phát thải, tăng cường truy xuất nguồn gốc và cải thiện chất lượng sản phẩm. Đây không chỉ là điều kiện để xuất khẩu mà còn là lợi thế cạnh tranh lâu dài. Thứ ba, cần khai thác triệt để các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP để tối ưu hóa chi phí và tận dụng ưu đãi thuế quan. Nếu không tận dụng được lợi thế này, doanh nghiệp Việt sẽ thua ngay trên sân nhà.

Thực tế, các tiêu chuẩn thương mại ngày càng khắt khe, nhưng đây không phải là dấu chấm hết, mà là động lực để doanh nghiệp Việt nâng cấp, vươn lên. Không chỉ các doanh nghiệp trong nước cần chuyển đổi mà làn sóng này cũng đang thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mới đây, Tập đoàn Syre của Thụy Điển đã quyết định đầu tư 1 tỷ USD vào một dự án sản xuất polyester tái chế công nghệ cao tại Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang xem Việt Nam như một điểm đến lý tưởng để phát triển chuỗi cung ứng bền vững, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Các nhà máy của Samsung, Nike, Lego tại Việt Nam đều đang hướng đến mô hình sản xuất giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguyên liệu tái chế. Điều này cho thấy, nếu doanh nghiệp Việt không nhanh chóng thay đổi, thì không chỉ bị đối thủ nước ngoài cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu mà ngay tại thị trường nội địa cũng có nguy cơ bị lấn át bởi chính các doanh nghiệp FDI đang chuyển đổi.

Như vậy, câu hỏi đặt ra lúc này không phải là liệu doanh nghiệp Việt có thể thích nghi hay không, mà là bao nhiêu doanh nghiệp sẽ đủ nhanh nhạy để tận dụng cơ hội từ sự thay đổi này.

Theo PHÚC HẬU (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.